Tiêm ngừa vaccine là biện pháp vô cùng cần thiết để chủ động phòng chống bệnh bạch hầu một cách hiệu quả.
- Bệnh bạch hầu: Tỉ lệ tử vong cao hơn COVID-19, người lành mang trùng, không phát bệnh nhưng vẫn là nguồn lây
- Vì sao tiêm vaccine bạch hầu vẫn có nguy cơ mắc bệnh?
Những vaccine nào có thể phòng, chống được bệnh bạch hầu?
Theo thông tin từ báo Tin tức Thông tấn Xã Việt Nam, theo đại diện Trung tâm Tiêm chủng, Viện Kiểm định vaccine (Bộ Y tế), để bảo vệ người dân phòng tránh được dịch bệnh bạch hầu, cách tốt nhất và hiệu quả nhất hiện nay chính là tiêm phòng vaccine.
Hiện có các loại vaccine dịch vụ, người dân có thể chủ động tiêm để phòng bệnh bạch hầu như:
Vaccine Adacel:
Là vaccine được chỉ định gây miễn dịch chủ động cho người từ 4-64 tuổi. Vaccine Adacel có thể được lựa chọn cho liều thứ 5 của vaccine Bạch hầu, uốn ván, ho gà vô bào (DTaP) tiêm cho trẻ 4-6 tuổi.
Vaccine sử dụng cho người lớn tiêm một mũi, và cần nhắc lại sau 5-10 năm nhằm tăng cường miễn dịch đối với các bệnh Bạch hầu - uốn ván - ho gà.
Vaccine Tetraxim:
Được chỉ định tiêm cho trẻ từ 2 tháng tuổi đến 13 tuổi.
Lịch tiêm của vaccine là tiêm 3 mũi cơ bản:
- Mũi 1 tiêm cho trẻ từ 2 tháng tuổi trở lên.
- Mũi 2: Tiêm vào thời điểm 1 tháng sau mũi 1.
- Mũi 3: Tiêm vào thời điểm 1 tháng sau mũi 2.
- Mũi nhắc lại: Tiêm 1 mũi 1 năm sau loạt chủng ngừa cơ bản.
Ngoài ra có thể tiêm nhắc lại 1 mũi khi được 5 đến 13 tuổi.
Ai nên tiêm vaccine bạch hầu?
Theo thông tin từ báo Sức khỏe và Đời sống, tiêm ngừa vaccine là biện pháp vô cùng cần thiết để chủ động phòng chống bệnh bạch hầu một cách hiệu quả.
Các đối tượng tiêm vắc-xin bạch hầu cần được ưu tiên bao gồm:
Tiêm bạch hầu cho trẻ: Mọi trẻ em đều cần tiêm phòng bệnh bạch hầu. Hiện nay có trong thành phần vaccine phối hợp 6 trong 1 (phòng các bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B, các bệnh do vi khuẩn Hib. Liệu trình tiêm gồm 3 mũi cơ bản, các mũi tiêm cách nhau ít nhất một tháng bắt đầu từ lúc trẻ được 2 tháng tuổi, mũi thứ 4 được tiêm nhắc lại khi trẻ được 18 tháng tuổi. Việc tiêm này có ý nghĩa quan trọng để bảo vệ sức khỏe trẻ.
Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ: Tiêm phòng vaccine bạch hầu cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ là biện pháp bảo vệ hiệu quả, vừa giúp bảo vệ người mẹ, vừa giúp bảo vệ trẻ giai đoạn sớm nhờ lượng kháng thể người mẹ truyền qua. Vaccine 3 trong 1 được sản xuất từ độc tố bạch hầu bất hoạt, độc tố uốn ván giảm độc lực và vô bào ho gà. Vaccine này không ảnh hưởng đến thai nhi. Vaccine được khuyến cáo tiêm khoảng 27 - 36 tuần tuổi thai để bé được bảo vệ trong thời gian đầu sau sinh.Nếu thai phụ được tiêm trước tuần 27 không cần tiêm lại trong khoảng 27 - 36 tuần.
Người lớn tuổi và người chưa tiêm vaccin: Người lớn tuổi và người chưa tiêm vaccin cũng là đối tượng cần tiêm vaccine bạch hầu. Do sau khi tiêm, miễn dịch bảo vệ thường kéo dài khoảng 10 năm, sau đó giảm dần theo thời gian. Nếu không được tiêm nhắc lại vẫn có thể bị mắc bệnh.