Bé trai 15 tuổi nôn ra gần nửa lít máu sau khi ăn đêm từ buổi học thêm trở về

Sức khỏe 22/04/2023 10:09

Nam sinh lớp 9 đau bụng vùng thượng vị và nôn ra thức ăn kèm dịch máu màu đen. Khoảng 23h đêm trước ngày nhập viện, bệnh nhi ăn đêm sau khi đi học thêm về thì xảy ra vụ việc.

Theo VietNamNet, bệnh nhi 15 tuổi được đưa đến Bệnh viện đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) cấp cứu trong tình trạng mệt lả, nhợt nhạt, nôn ra dịch dạ dày màu đen số lượng lớn (gần nửa lít) kèm đi ngoài phân đen.

Người nhà cho biết bệnh nhi xuất hiện đau bụng âm ỉ thượng vị khoảng một tháng trước, đã đi khám và dùng thuốc nhưng không đỡ. Nam sinh này cũng thường xuyên thức khuya và ăn đồ chua cay.

Khoảng 23h đêm trước ngày nhập viện, bệnh nhi ăn đêm sau khi đi học thêm về. Một giờ sau ăn, nam sinh xuất hiện tình trạng đau bụng thượng vị, buồn nôn và nôn ra thức ăn kèm dịch máu màu đen số lượng nhiều.

Bé trai 15 tuổi nôn ra gần nửa lít máu sau khi ăn đêm từ buổi học thêm trở về - Ảnh 1
Cấp cứu bệnh nhân nguy kịch. Ảnh: Internet

Bác sĩ nhận định bệnh nhi xuất huyết tiêu hóa mức độ nặng do loét dạ dày, được truyền máu tối khẩn cấp.

Khi thực hiện nội soi dạ dày, thầy thuốc phát hiện hành tá tràng bệnh nhi có ổ loét kích thước khoảng 1cm, đáy có điểm mạch, chảy máu, các bác sĩ đã tiến hành kẹp cầm máu; sau đó chuyển khoa Hồi sức cấp cứu theo dõi và điều trị.

Theo nhận định của các bác sĩ tại Trung tâm Tiêu hóa - Hô hấp, nam sinh bị xuất huyết tiêu hóa nặng do chảy máu ổ loét hành tá tràng, nếu không kịp can thiệp có thể tử vong vì mất máu.

Bác sĩ khuyến cáo phụ huynh cần theo dõi sức khỏe của con, khi trẻ có biểu hiện đau bụng thường xuyên cần khám chuyên khoa tiêu hóa. Nếu trẻ xuất hiện đau bụng kèm nôn ra máu, đi ngoài phân đen, cần đưa bé đến bệnh viện cấp cứu càng sớm càng tốt.

Theo bệnh viện DK Tâm Anh, đối với việc chăm sóc người bị xuất huyết tiêu hóa, bác sĩ khuyên người bệnh nên:

Bé trai 15 tuổi nôn ra gần nửa lít máu sau khi ăn đêm từ buổi học thêm trở về - Ảnh 2
Căn bệnh phổ biến hiện nay. Ảnh: Internet

Nghỉ ngơi tĩnh dưỡng: Người bệnh cần dành thời gian nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng, tránh căng thẳng tinh thần và thể chất.

Vận động nhẹ nhàng: Người bệnh chỉ nên đi lại nhẹ nhàng khi vết thương đã bắt đầu ổn định; Không nên di chuyển nhiều hoặc vận động mạnh.

Chế độ ăn: Người bệnh nên ăn các món ăn dễ tiêu hóa như súp, cháo loãng, canh hầm nhừ, uống sữa; Nên chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày, tránh ăn quá no gây áp lực lên ống tiêu hoá.

Người bệnh nên ăn các món ăn dễ tiêu hóa như súp, cháo loãng… để dễ tiêu hóa

Tuỳ thuộc vào nguyên nhân gây xuất huyết tiêu hóa sẽ có những hướng dẫn về việc phòng ngừa bệnh cụ thể khác nhau. Tuy nhiên, khuyến nghị chung là người dân nên:

Ăn uống khoa học, trong đó ưu tiên chế độ ăn nhiều rau xanh, chất xơ (tan và không tan).

Hạn chế uống rượu bia, đồ ăn nhanh (gà rán, thịt đông lạnh…); hạn chế ăn cay, nóng, chua, mặn gây hại cho dạ dày, ruột hoặc các thực phẩm gây kích thích dạ dày khác.

Duy trì chế độ vận động ít nhất 30 phút mỗi ngày giúp nhu động ruột hoạt động thuận lợi.

Thực hiện ăn chín, uống sôi để tránh bị ngộ độc và nhiễm ký sinh trùng dẫn đến các bệnh về đường tiêu hóa có thể gây xuất huyết.

Không ăn quá no hoặc để bụng quá đói, không vận động mạnh hoặc nằm ngay sau khi ăn để tránh nguy cơ đau dạ dày, trào ngược dạ dày- thực quản.

Giữ thói quen chăm sóc hệ tiêu hóa để nâng cao miễn dịch bằng cách tẩy giun theo định kỳ, bổ sung men tiêu hóa, collagen và các loại vitamin…

 

Dịch COVID-19 tại TP. HCM tăng cao, có đến 185 ca mắc mới, 46 trường hợp phải hỗ trợ hô hấp chỉ trong một ngày

Diễn biến dịch bệnh tại TP.HCM ghi nhận có đến 185 ca mắc mới COVID-19, 50 ca nhập viện, 46 trường hợp cần hỗ trợ hô hấp là người cao tuổi có bệnh nền.

TIN MỚI NHẤT