Thói quen ăn uống thất thường, ăn không đúng bữa, bỏ ăn sáng hay lơ là việc ăn trưa do quá bận rộn đang cảnh báo đến nhiều bạn trẻ về căn bệnh nguy hiểm liên quan đến dạ dày.
- Bụng to tương đương mang bầu 8 tháng, cô gái phát hiện khối u nang buồng trứng nặng 6,5kg phát triển rất nhanh: Nhiều chị em còn đang bỏ qua
- Nghệ An: Bất ngờ chuyển dạ giữa đường rừng 15 km, nhóm trai làng giúp đỡ sản phụ ‘vượt cạn’, đón thiên thần nhỏ nặng hơn 4kg
Cô gái bị liệt dạ dày do thói quen ăn uống
Quả thực như vậy, theo thông tin từ Báo Phụ Nữ Việt Nam minh chứng một trường hợp cụ thể: Đó chính là một cô gái 30 tuổi còn đang độc thân. Từ nửa năm trước cô rất dễ sụt cân, ăn cũng không ngon miệng như trước. Lúc đầu, công việc bận rộn khiến cô không chú ý lắm, nhưng khi phát hiện mình bị sụt tận 15kg chỉ trong hơn 2 tháng, đi kèm với táo bón và hay buồn nôn thì cô bắt đầu lo lắng. Sau khi tham khảo các thông tin trên internet, cô cho rằng mình mắc một căn bệnh ung thư nào đó nên vội vã tới bệnh viện thăm khám.
Theo lời kể từ bác sĩ, cô gái có dáng người gầy gò, khuôn mặt xanh xao và lầm tưởng mình mắc bệnh ung thư.
Cuối cùng, kết quả kiểm tra cho thấy cô mắc bệnh liệt dạ dày. Thậm chí, dạ dày của bệnh nhân sa xuống khoang chậu và chèn ép ruột già, dẫn đến táo bón, đau bụng và nhiều khó chịu khác khi sinh hoạt.
Theo bác sĩ Chen Rongjian, rất ít người trẻ hiểu về bệnh liệt dạ dày. Khi nhắc đến bệnh dạ dày, họ thường chỉ nghĩ đến đau dạ dày, viêm loét dạ dày hoặc ung thư dạ dày. Điều đáng buồn hơn là dù biết rằng ăn uống thất thường, nhịn ăn, mất cân bằng dinh dưỡng có thể gây ra các bệnh này nhưng họ vẫn không chú tâm đến việc làm thế nào để thay đổi.
Với cô gái trên, do quá bận rộn nên ăn uống rất thất thường. Đầu tiên, cô rất ít khi ăn sáng đàng hoàng. Phần lớn ngày trong tuần cô đều bỏ bữa sáng, cuối tuần thì tranh thì thời gian để ngủ bù nên cũng không ăn sáng. Những ngày có thể ăn sáng thì cũng thường mua đại món gì đó trên đường đi làm hoặc bánh mì đóng gói sẵn ở siêu thị, sau đó ăn vội ăn vàng chứ chẳng quan tâm đến mùi vị.
Ngay cả với bữa trưa, cô gái này cũng thường ăn rất muộn vì bận giải quyết công việc. Cô cho biết, lúc đầu là cô không muốn công việc của mình bị gián đoạn nên mới trì hoãn ăn trưa, nhưng dần dần cô còn không cảm thấy đói mỗi khi giờ nghỉ trưa tới nữa. Cứ như vậy, nếu buổi chiều đói bụng cô sẽ tùy tiện mua một món ăn vặt gì đó ở cửa hàng tiện lợi gần công ty. Nếu không thì chờ buổi tối về nhà ăn bù lại nhiều hơn.
Cô cũng thường mua sẵn bánh kẹo, bột ngũ cốc để phòng những lúc phải ra ngoài giải quyết công việc hoặc cảm thấy chán ăn. Thậm chí, những ngày tăng ca về muộn cô còn bỏ luôn bữa tối và còn thích ăn đồ nhiều dầu mỡ vào bữa khuya, gần giờ đi ngủ. Cô cũng từng có một thời gian dài vì giảm cân mà chỉ ăn salad và trứng luộc.
Tất cả những thói quen xấu này đã khiến dạ dày của cô bị tổn thương, lâu dần dẫn tới liệt dạ dày, sa trễ dạ dày. Đồng thời cô cũng bị suy dinh dưỡng nhẹ và trào ngược dạ dày thực quản, táo bón mãn tính. Tình trạng của cô gái còn do cô thường ngồi lâu một chỗ, ít vận động và hay thức khuya.
Liệt dạ dày nguy hiểm như thế nào?
Theo Báo Sức khỏe và đời sống, liệt dạ dày gây khó khăn trong việc kiểm soát lượng đường trong máu. Khi thức ăn đã bị trì hoãn trong dạ dày vào đến ruột non và được hấp thụ, lượng đường trong máu sẽ tăng lên.
Nếu thức ăn ở lại quá lâu trong dạ dày, nó có thể gây ra vấn đề như vi khuẩn phát triển quá mức vì thức ăn đã lên men. Ngoài ra, các thực phẩm có thể đông cứng lại thành khối rắn gọi là bezoar, gây ra các triệu chứng như buồn nôn, ói mửa, và tắc nghẽn trong dạ dày. Bezoar có thể nguy hiểm nếu gây tắc nghẽn sự thông thương từ dạ dày vào ruột non.
Cũng theo Báo Sức khỏe và đời sống, thay đổi bữa ăn và chế độ ăn: thay đổi thói quen ăn uống của bạn có thể giúp kiểm soát liệt dạ dày. Bác sĩ hoặc chuyên viên dinh dưỡng sẽ hướng dẫn cụ thể cho bạn. Bạn có thể được yêu cầu ăn 6 bữa nhỏ trong ngày thay vì 3 bữa lớn. Nếu mỗi bữa bạn ăn một ít thì trong dạ dày sẽ có ít thức ăn hơn, vì thế tránh được hiện tượng dạ dày trở nên quá đầy.
Hoặc bác sĩ sẽ đề nghị bạn nên cố gắng ăn nhiều chất lỏng mỗi ngày cho đến khi lượng đường trong máu của bạn ổn định và liệt dạ dày đã được cải thiện. Các bữa ăn chất lỏng cung cấp tất cả các chất dinh dưỡng được tìm thấy trong thực phẩm rắn. Thức ăn lỏng có thể đi qua dạ dày dễ dàng và nhanh chóng hơn thức ăn rắn.
Bạn nên tránh những thức ăn nhiều chất béo và chất xơ vì chúng khó tiêu đối với người bị liệt dạ dày và có thể tạo thành bezoar gây tắc dạ dày.
Ngoài điều trị bằng thuốc, bổ sung vitamin, điều chỉnh chế độ ăn uống, bạn cần phải thay đổi thói quen đi ngủ, tập thể dục đều đặn theo chỉ định. Bất kể công việc bận rộn đến đâu, buộc phải ăn đủ 3 bữa một ngày và ăn đúng giờ, đủ chất. Dù là cuối tuần cũng phải thực hiện ít nhất 1.800 bước di chuyển thông qua đi bộ, chạy bộ, nhảy dây.
Một số thói quen lành mạnh cho dạ dày khác
Ăn canh
Nhiều người có thói quen ăn canh sau bữa ăn, nhưng ăn canh trước bữa ăn lại có thể giúp “làm sạch” khoang miệng, thực quản, dạ dày, ruột…giúp thức ăn có thể thuận lợi đi vào dạ dày và làm giảm mức độ kích thích của các thực phẩm cứng đối với niêm mạc dạ dày.
Mát xa trước khi đi ngủ
Sau khi ăn tối, trước khi đi ngủ bạn có thể xoa tay của bạn xung quanh rốn 64 vòng theo chiều kim đồng hồ. Kết thúc chà tay của bạn ở vùng bụng dưới. Thao tác đơn giản này không chỉ giúp duy trì trạng thái ổn định cho dạ dày mà còn kích thích dạ dày hoạt động tốt hơn. Bạn cần tránh lo lắng, giận dữ và các kích thích cảm xúc tiêu cực khác.
Uống trà ấm
Uống trà ấm là một thói quen lý tưởng đối với bệnh nhân dạ dày, nhiệt độ uống tốt là từ 30-32 độ C. Nhiệt độ thấp hơn là lạnh hơn so với dạ dày, dễ gây co thắt mạch máu, dẫn đến phòng vệ của dạ dày giảm, ảnh hưởng tới sức khỏe của nó.
Ăn uống khoa học, hợp lý
Người đã có vấn đề về tiêu hóa tốt nhất nên thiết lập cho mình một lịch trình về thời gian và khẩu phần ăn, và sau đó nghiêm chỉnh tuân thủ. Không ăn quá no, nên nhai kĩ, nuốt chậm: ăn quá no vì sẽ làm dạ dày phồng căng, sinh ra nhiều axít có hại, dễ gây đau. Khi ăn nên nhai kỹ, nuốt chậm, vì trong khi nhai có thể tăng thêm sự bài tiết của nước bọt, nước bọt có tác dụng giảm axít và bão hòa axít có trong dạ dày.