Những loại thức ăn được người Việt ưa chuộng, tuy nhiên, nó thực sự không mang lại lợi ích cho cơ thể, đặc biệt là các khối u tuyến giáp.
- Xôn xao một thiếu niên 15 tuổi bị bạn đâm thấu bụng, cấp cứu khẩn cấp trong đêm
- 7 món thức uống tốt cho tử cung vào ngày ‘đèn đỏ’, đặc biệt ngon - bổ giúp phụ nữ trẻ đẹp hơn mỗi ngày
Những năm gần đây, các trường hợp được phát hiện mắc bệnh liên quan đến khối u và ung thư đột ngột tăng lên. Trong đó, khối u tuyến giáp là căn bệnh phát triển với tỉ lệ cao đáng kể.
Tình trạng bệnh khối u tuyến giáp
Theo thống kê tại Việt Nam, khoảng hơn 4,6 triệu người mắc u tuyến giáp. Trong số đó 4 - 7% trường hợp là u ác tính.
Mặc dù là bệnh lý tiên lượng tốt. Tuy nhiên, những người bệnh có thể trải qua những cuộc phẫu thuật khổ sở và ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác trong cơ thể.
Người ta nhận thấy rằng, bệnh lý liên quan đến tuyến giáp thường gặp ở phụ nữ hơn nam giới.
Dấu hiệu thường gặp nhất đầu tiên là một khối u nhỏ ở cổ không gây đau đớn. Các triệu chứng khác có thể có khi bệnh phát triển bao gồm: Khàn giọng hoặc nói bằng giọng bình thường khó khăn. Đau ở cổ họng hoặc vùng cổ. Hạch lớn ở cổ. Khó nuốt hoặc khó thở vì ung thư chèn ép lên thực quản hoặc khí quản.
Người bệnh cần đến bác sĩ khám khi khối u lớn nhanh, khối u chèn ép gây đau, vướng, khó chịu vùng cổ đối với bướu tuyến giáp vì lúc này khối u gây loét, dễ chảy máu đối với bướu mạch máu. Trong từng trường hợp, bác sĩ sẽ chọn cách điều trị thích hợp nhất.
Ảnh hưởng của bệnh tuyến giáp đối với sức khỏe
Theo nghiên cứu, ung thư tuyến giáp phát triển tại chỗ, xâm lấn vỏ bao tuyến giáp và các cấu trúc xung quanh như thực quản, khí quản, thanh quản, xâm nhiễm da.
Trong trường hợp u tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone T4 sẽ gây ra các biểu hiện của hội chứng cường giáp như:
- Giảm cân không rõ nguyên nhân: Nồng độ hormone tuyến giáp cao làm tăng chuyển hóa cơ bản khiến người mắc bị sụt cân bất thường. Cân nặng giảm đột ngột sẽ gây ra tình trạng mệt mỏi, làm giảm khả năng lao động.
- Tăng tiết mồ hôi: Người mắc u tuyến giáp có biểu hiện cường giáp thường gặp phải các triệu chứng như thân nhiệt tăng cao, vã mồ hôi. Tình trạng này gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh.
- Run chân tay: Nồng độ hormone tăng cao có thể khiến người bệnh bị run tay, yếu cơ. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến khả năng cầm nắm, lao động của người bệnh.
- Lo lắng: Lo sợ, hồi hộp, sợ hãi, mất ngủ là triệu chứng có thể gặp phải ở người mắc u tuyến giáp. Tình trạng này kéo dài sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tâm thần của người bệnh.
- Nhịp tim nhanh: Hormone tuyến giáp giúp điều hòa nhịp tim, huyết áp. Khi u tuyến giáp sản xuất nhiều hormone sẽ khiến người bệnh gặp triệu chứng nhịp tim nhanh, đánh trống ngực, hồi hộp.
Những loại thức ăn, đồ uống gây tăng u tuyến giáp
Theo GS.BS Zhao Ping (Bệnh viện trực thuộc thứ hai của Đại học Y Đại Liên, Trung Quốc) chia sẻ, những loại đồ ăn, thức uống dưới đây ngày càng nuôi lớn khối u tuyến giáp mà nhiều người không biết.
Đồ uống chứa cồn
Đồ uống có cồn như rượu bia đều là những chất kích thích, làm tăng tốc độ lưu thông máu của cơ thể và thúc đẩy sự phát triển của các khối u tuyến giáp.
Đặc biệt đối với một số người có khả năng miễn dịch kém, việc uống rượu thường xuyên còn có thể làm tổn thương vòm họng và tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Nguyên nhân chính vì nó làm giảm khả năng sản xuất hormon của tuyến giáp và khả năng tận dụng hormon của cơ thể. Do đó, những người đã bị hay chưa bị đều cần kiêng khem loại thức uống này.
Thức ăn nhiều chất béo
Thực phẩm giàu chất béo bao gồm thịt mỡ, đồ chiên rán và nội tạng động vật chứa nhiều cholesterol, không chỉ dễ dẫn đến béo phì mà còn sinh nhiều đờm, tạo huyết ứ trong cơ thể.
Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng xấu đến các u giáp, khiến chúng to ra mà còn làm tăng sinh các khối u ở những bộ phận khác trên cơ thể. Vì vậy, đối với những người có khối u tuyến giáp cần phải tránh ăn những món có nhiều chất béo.
Các món béo như bơ, mayonnaise và mỡ động vật là những thứ nên tránh vì chúng sẽ làm giảm lượng hormon sản sinh bởi tuyến giáp.
Hải sản
Giá trị dinh dưỡng của hải sản rất cao nhưng tiêu thụ quá nhiều hải sản cũng không tốt cho tuyến giáp.
Bởi hải sản, bao gồm rong biển, cá, tôm và động vật có vỏ, đều là những thực phẩm chứa rất nhiều i-ốt. Việc bổ sung i-ốt không hợp lý có thể ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình bài tiết hormone tuyến giáp. Nếu bệnh nhân u tuyến giáp ăn hải sản trong thời gian dài hoặc ăn nhiều trong một lúc, dưới sự kích thích của một lượng lớn i-ốt sẽ dễ khiến u tuyến giáp phát triển nhanh chóng.
Các món rau muối chua
Các món rau muối có chứa nhiều natri, sẽ làm tăng gánh nặng cho thận, dễ gây nên tình trạng cao huyết áp, ảnh hưởng nhất định đến tim mạch và mạch máu não.
Đồng thời, việc tiêu thụ một lượng lớn natri cũng sẽ không tốt cho tuyến giáp, có thể khiến khối u tuyến giáp to ra.
Thực phẩm người suy giáp nên dùng
Bổ sung thực phẩm giàu iốt: Thực phẩm giàu i-ốt có trong các loại hải sản và các loại rau xanh đậm. Muối i-ốt sẽ giúp cải thiện quá trình trao đổi chất của cơ thể cũng như ổn định hoạt động của tuyến giáp.
Nước trái cây tươi rất tốt cho suy tuyến giáp: Trái cây và rau củ tươi rất giàu khoáng chất, vitamin, enzyme và chất chống ôxy hóa cần thiết cho tuyến giáp hoạt động hiệu quả.
Bổ sung gia vị là cần thiết: Các loại gia vị có tính kích thích như hạt tiêu, gừng, ớt và quế giúp tăng thân nhiệt, cải thiện quá trình trao đổi chất của cơ thể và giúp máu lưu thông tốt cũng như tăng miễn dịch cho cơ thể, bạn nên nêm thêm các gia vị này trong bữa ăn hàng ngày sẽ là một việc làm hữu hiệu.
Ngoài ra, bệnh nhân cường giáp và những người cần phòng tránh bệnh có thể bổ sung thêm lượng protit cho cơ thể để tăng hiệu quả. Việc này sẽ giúp cơ thể có đủ nguyên liệu cân bằng các quá trình chuyển hóa protit. Bên cạnh đó, các axit béo còn giúp cải thiện sự trao đổi chất trong cơ thể và tăng lưu thông máu. Điều này rất quan trọng khi bạn đang điều trị bệnh suy giáp.