Tiểu đường ngày càng là căn bệnh phổ biến mà nhiều người dễ mắc phải. Thường xuyên bổ sung 5 loại thực phẩm này trong bữa ăn sẽ giúp bình ổn tình trạng bệnh và có cơ thể khỏe mạnh.
- 3 "ẤM" trên cơ thể nam giới chứng tỏ họ có ‘quả thận vàng’: Chỉ cần có 2 biểu hiện, xin chúc mừng thận của bạn vừa khỏe vừa trẻ
- 8 'siêu thực phẩm' dù rất tốt cho sức khỏe cũng không nên lạm dụng quá nhiều nếu không bạn sẽ phải sớm hối hận
Khi mắc bệnh tiểu đường ở giai đoạn đầu, người bệnh sẽ rất dễ cảm thấy đói bụng, nhiều người thường xuyên gặp tình trạng vừa mới ăn no chưa được bao lâu đã thấy đói. Đó là do đường hấp thu vào cơ thể không được chuyển thành năng lượng cung cấp cho tế bào, đặc biệt là tế bào não. Cho nên, não liên tục gửi tín hiệu đói xuống dạ dày để cơ thể tiếp tục bổ sung thực phẩm.
Bệnh tiểu đường liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau, như yếu tố di truyền hay hình thể. Nếu gia đình từng có người bị tiểu đường, các thành viên cần cẩn thận vì khả năng mắc bệnh sẽ cao hơn bình thường. Những người thừa cân, béo phì cũng là đối tượng dễ mắc căn bệnh này.
Nếu đã bị tiểu đường, người bệnh phải hết sức chú ý chế độ dinh dưỡng và sức khỏe mạch máu. Trong khẩu phần ăn hàng ngày có thể thêm các thực phẩm sau vì chúng được coi là "kẻ thù không đội trời chung" của bệnh tiểu đường:
1. Đậu đen
Đậu đen là loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe. Nó có thể giúp tóc đen hơn, đồng thời giúp cải thiện tình trạng thiếu máu và thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu. Không chỉ vậy, loại ngũ cốc này còn có tác dụng điều tiết dạ dày rất hiệu quả.
Vì có lượng chất xơ dồi dào nên đậu đen được đề cử vị trí "ứng cử viên sáng giá" cho sản phẩm giúp hỗ trợ cực kì tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Chúng giúp giảm hấp thu đường sau ăn, do đó không làm tăng đường huyết quá mức.
Nhiều tổ chức y tế công cộng trên trên thế giới như Hiệp hội Tiểu đường, Hiệp hội Tim mạch, và Hiệp hội ung thư của Mỹ,… đều nói về các loại đậu, trong đó có đậu đen với hàm lượng chất xơ dồi dào như một thực phẩm giúp hỗ trợ điều trị và bảo vệ sức khỏe ở bệnh nhân tiểu đường. Bằng chứng là sau khi ăn thì không xuất hiện tình trạng tăng đường huyết.
Ngoài ra, đỗ đen còn chứa một hàm lượng rất lớn flavonoid anthocyanin có tác dụng chống oxy hóa rất tốt, giúp dọn dẹp các gốc tự do, sửa chữa sự tổn thương của tế bào, mang lại tác dụng phòng ngừa một số biến chứng tiểu đường.
2. Tỏi
Tỏi đã rất nổi tiếng với tác dụng tiêu viêm, diệt khuẩn, tăng cường sức đề kháng, phòng chống cảm cúm thông thường... Thế nhưng ít ai biết rằng, tỏi còn chứa chất capsaicin dễ bay hơi, có tác dụng rất tốt trong việc loại bỏ chất béo trong mạch máu.
Với người mắc bệnh tiểu đường, tỏi có tác dụng gia tăng sự phóng thích insulin (giúp điều hòa đường huyết trong máu) tự do trong máu, tăng cường chuyển hóa glucose trong gan, từ đó làm giảm lượng đường trong máu. Đồng thời, loại thực vật này cũng làm giảm cholesterol trong máu và huyết áp cao, đây là những tình trạng mà 80% người mắc bệnh tiểu đường gặp phải.
3. Ớt chuông
Trong ớt chuông có nhiều vitamin có thể ngăn ngừa đông máu. Đồng thời, chất diệp lục trong ớt chuông xanh có tác dụng làm sạch các chất độc trong mạch máu rất tốt.
Thành phần của ớt chuông có chứa Anthocyanin và chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa và giảm nguy cơ tăng đường huyết, ổn định và kiểm soát lượng glucose trong máu. Anthocyanin có trong ớt chuông ức chế hoạt động của men tiêu hóa alpha glucosidas và lipas, giúp quá trình tiêu hóa carbonhydrat và lipid diễn ra chậm, làm hàm lượng đường huyết và lipid cũng giảm, ngăn ngừa nguy cơ tăng đường huyết và giúp kiểm soát lượng đường huyết.
Nghiên cứu được công bố trên tờ Natural Products Research chỉ ra rằng ớt chuông vàng kiểm soát hàm lượng đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường và cũng giảm nguy cơ tiểu đường tốt hơn ớt chuông xanh. Người bệnh tiểu đường nên ăn ớt tươi sẽ tốt hơn nấu chín.
4. Trà xanh
Trà xanh rất có tác dụng trong việc làm sạch mạch máu. Bên cạnh đó, nó còn giúp làm giảm cholesterol và triglyceride (chất béo trung tính) trong cơ thể, cũng như giúp giảm khó chịu đường tiêu hóa.
Uống trà xanh thường xuyên làm giảm mức đường huyết lúc đói và mức insulin lúc đói, đây là hai thông số cơ bản được sử dụng để đo sức khỏe bệnh nhân tiểu đường. Những lợi ích của trà xanh chủ yếu là do hoạt động chống ô xy hóa của polyphenol và polysaccharid.
Hai chất chống ô xy hóa này cũng có hiệu quả trong việc kiểm soát mức huyết áp và giảm mức cholesterol xấu trong cơ thể, ngăn lượng đường trong máu tăng lên, giúp quá trình lưu thông máu diễn ra trơn tru hơn.
5. Súp lơ xanh (bông cải xanh)
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí "Science Translational Medicine" cho biết những người bị bệnh tiểu đường nên bổ sung súp lơ xanh. Đây là một trong những loại rau giàu chất dinh dưỡng nhất. Nó chứa nhiều chất xơ, vitamin C, vitamin K, sắt, protein và kali.
Các nhà nghiên cứu từ Học viện Sahlgrenska, Đại học Gothenburg và Khoa Y tại Đại học Lund ở Thụy Điển đã phát hiện chiết xuất từ súp lơ xanh có thể khá hiệu quả trong việc kiểm soát các triệu chứng của bệnh tiểu đường loại 2. Khoảng 92g súp lơ xanh nấu chín chỉ chứa 27 calo và 3g tinh bột đường tiêu hóa, kèm theo rất nhiều chất dinh dưỡng như vitamin C và Mg.
Nghiên cứu về bệnh nhân tiểu đường đã cho thấy súp lơ xanh có thể làm hạ nồng độ insulin và bảo vệ tế bào khỏi sự sản sinh các gốc tự do có hại trong quá trình trao đổi chất.
Không chỉ là thực phẩm tốt cho bệnh tiểu đường, súp lơ xanh cũng là một nguồn cung cấp hai chất chống oxy hóa quan trọng là lutein và zeaxanthin có thể giúp ngăn ngừa các bệnh về mắt.