Có những sai lầm trong thói quen ăn uống hàng ngày sẽ vô tình dẫn đến ung thư dạ dày mà chúng ta không hề hay biết. Hãy tránh xa 4 thực phẩm này trước khi ung thư dạ dày gõ cửa.
- Điều gì có thể xảy ra nếu đột ngột dừng uống cà phê
- 6 thói quen ăn uống giúp bạn giảm cân theo chuyên gia dinh dưỡng
Thức ăn quá nóng, quá cứng
Nếu ăn những thực phẩm nóng như lẩu, mì nóng, cháo nóng, trà nóng,... những món có nhiệt độ trên 50°C trong suốt một thời gian dài thì nguy cơ ung thư dạ dày sẽ tăng lên rất nhiều.
Thực phầm dưới 50°C sẽ không gây hại cho niêm mạc dạ dày. Ngược lại, nếu đồ ăn trên 50°C sẽ làm niêm mạc dạ dày bị bỏng, từ đó gây nên những vết loét nhỏ ở niêm mạc. Nếu niêm mạc dạ dày bị bỏng trong thời gian dài thì sẽ rất dễ dẫn đến viêm teo niêm mạc dạ dày hoặc loét dạ dày.
Ngoài những thức ăn nóng, việc thường xuyên ăn đồ cứng, hoặc khi ăn không nhai kỹ đã nuốt thì thực phẩm còn cứng sẽ gây ra một số tổn thương cơ học cho niêm mạc dạ dày, từ đó dễ khiến viêm dạ dày.
Nếu tình trạng ấy lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ vô cùng nguy hiểm, và niêm mạc dạ dày cần thời gian để phục hồi. Trong quá trình phục hồi sẽ rất dễ xảy ra loạn sản, từ đó làm tăng khả năng mắc ung thư dạ dày.
Thực phẩm muối chua
Có nhiều người mắc bệnh dạ dày không thường xuyên ăn đồ nóng, nhưng trong khẩu phần hàng ngày lại ăn rất nhiều đồ muối chua. Một khi ăn quá nhiều loại thực phẩm này thì sẽ làm tăng nguy cơ mắc một loạt bệnh ung thư về đường tiêu hóa.
Dưa hành muối, đồ muối chua được nhiều người ưa thích trong các bữa ăn nhờ vị thanh mát, giải ngán rất tốt. Không những vậy, đồ muối chua chứa nhiều enzym, vi khuẩn có lợi góp phần kích thích tiêu hóa, giảm cảm giác đầy hơi chướng bụng.
Tuy nhiên, ăn nhiều đồ muối chua có thể khiến dạ dày tăng tiết dịch vị dẫn tới đau dạ dày. Axit trong đồ muối chua tác động khiến những vết loét có sẵn ngày càng lan rộng và sâu hơn. Điều này làm gia tăng các bệnh lý nguy hiểm như thủng dạ dày, xuất huyết dạ dày, viêm loét dạ dày... Khi ăn quá nhiều muối, niêm mạc dạ dày sẽ bị tổn thương, từ đó dẫn đến tế bào biểu mô bị teo lại và phá hủy hàng rào bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Ngoài ra, sau khi chất nitrit có trong một số thực phẩm muối chua đi vào cơ thể sẽ dễ dàng kết hợp với axit trong dạ dày, protein, axit amin tạo thành hợp chất nitrosamines, có thể phá hỏng DNA, làm tăng bạch cầu cấp tính, tác động trực tiếp lên niêm mạc dạ dày, từ đó làm khả ung thư niêm mạc dạ dày cũng tăng lên.
Thực phẩm mốc
Một số thực phẩm như các loại ngũ cốc, quả hạch, dầu ăn, rau củ quả bị thối, đồ ăn đã hỏng,... có chứa mà lượng cao nấm Aspergillus và chất Aflatoxin (các chất chuyển hóa thứ cấp được sản xuất chủ yếu bởi nấm Aspergillus flavus và Aspergillus parasiticus).
Sau khi đi vào cơ thể con người, chúng sẽ gây nên hiện tượng tăng sinh bất thường của tế bào biểu mô niêm mạc dạ dày, từ đó làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.
Thực phẩm chứa nhiều chất hóa học
Nếu thường xuyên ăn các loại thực phẩm chiên rán, đặc biệt là một số loại thịt nướng sẽ tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày.
Việc nướng thực phẩm dù trực tiếp hay gián tiếp (thông qua chảo bơ, mỡ), nướng bằng gas hay bằng than hoa... đều sinh tại ra các chất trung gian hóa học như axit amin thơm, amin dị vòng... có thể gây đột biến tế bào và ung thư trên người.
Ngoài ra, đồ nướng được nướng trực tiếp trên bếp than củi hay than hoa cũng cực kỳ gây hại cho sức khỏe. Có nhiều nghiên cứu cho thấy rằng thịt nướng trên than sẽ khiến mỡ nhỏ giọt xuống than hồng bốc cháy tạo ra các phân tử hydrocarbure thơm đa vòng, chất này khi ăn vào cơ thể sẽ đến gan và biến thành chất độc, chất độc đó xuống ruột, gây nguy cơ ung thư.
Bên cạnh đó, việc nướng trên bếp than cũng tạo ra nhiều khí CO. Đây là loại khí rất nguy hiểm cho sức khỏe nếu chẳng may hít phải.
Ngày nay, ung thư dạ dày dần trở nên phổ biến hơn, đe dọa nặng nền đến sức khỏe và tính mạng con người. Hãy thay xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh, phù hợp để đẩy lùi căn bệnh này và có sức khỏe tốt.
Nguồn: Aboluowang