Vào mùa đông, thời tiết lạnh, để giữ ấm tốt nhất cho cơ thể, người Nhật hay sử dụng 3 loại thực phẩm này, vừa giúp giữ ấm cơ thể, vừa hỗ trợ giảm cân hiệu quả.
- Đun nước với hành tây uống mỗi ngày, chị em nào cũng bất ngờ với những lợi ích kỳ diệu sau
- Không phải cứ ăn rau là giảm cân: Đây là 3 loại rau béo hơn thịt, khiến cân nặng tăng vùn vụt
Trong thời tiết mùa đông lạnh buốt như vậy, khi đi ra ngoài, chúng ta rất dễ bị tê cóng, nhất là chân tay và cơ thể cũng có thể bị nhiễm lạnh, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và một số bệnh cho cơ thể. Nhất là những người cao tuổi, thời tiết lạnh, nếu không được giữ ấm cẩn thận còn nguy hiểm hơn. Chính vì vậy, trong mùa đông lạnh, việc giữ ấm, bảo vệ sức khỏe thật kỹ nên được đặt lên hàng đầu.
Nhật Bản là một trong những đất nước có mùa đông với cái lạnh thấu xương, nhiệt độ có thể xuống đến mức âm độ là bình thường. Thế nhưng, bạn có thể thấy người Nhật lại rất khỏe mạnh, thậm chí số lượng người có tuổi thọ cao cũng nằm trong top đầu thế giới. Để trải qua bao nhiêu mùa đông lạnh buốt như vậy, họ phải có những cách phòng chống cái lạnh cực kỳ hiệu quả, trong đó là việc bổ sung các thực phẩm làm ấm cơ thể trong bữa ăn hàng ngày. Những món này có khả năng sinh nhiệt tự nhiên, giúp cơ thể ấm lên và bảo vệ nội tạng lẫn làn da khỏi tác động của cái lạnh, giúp cơ thể khỏe mạnh.
1. Gừng
Ngay từ thời cổ đại, gừng đã được dùng như một loại dược liệu để điều trị một số loại bệnh nhất định như chữa cảm lạnh nhẹ hoặc đau họng, co thắt dạ dày... Trong thời hiện đại ngày nay, gừng đã được các nhà khoa học chứng minh là một loại thực phẩm gia vị mang tính ấm nóng, nên có khả năng giúp cơ thể ấm lên khi sử dụng, đồng thời giúp ngăn ngừa virus hô hấp gây bệnh trong mùa đông.
Ngoài ra, với tính cay nóng của mình, gừng còn có tác dụng điều trị các chứng bệnh tiêu hóa, bằng cách kích thích quá trình tiêu hóa, hấp thu dinh dưỡng tốt hơn. Không những vậy, phụ nữ Nhật còn tận dụng gừng để giảm cân vì chúng có đặc tính nóng nên có khả năng đẩy nhanh quá trình trao đổi chất, đốt mỡ hiệu quả hơn.
Vào mùa Đông, người Nhật thường sẽ cho vài lát gừng trong món ăn để ăn kèm, hoặc dùng để pha trà giúp giữ ấm cơ thể. Ngoài ra, họ còn hay thêm gừng vào canh, súp hoặc các món hầm để tăng cường hương vị và bảo vệ sức khỏe. Tại các hàng quán bên ngoài, họ cũng sẽ thêm gừng vào nước uống để phục vụ khách hàng.
2. Quế
Khi nấu ăn, quế là một loại gia vị quen thuộc giúp làm tăng hương vị thơm ngon của món ăn. Nhưng liệu bạn có biết rằng, quế còn chứa những dưỡng chất có khả năng giúp giữ ấm cơ thể và tăng cường sức đề kháng trong mùa lạnh. Theo cá chuyên gia, quế có tính ấm, lại chứa nhiều chất dinh dưỡng khác nhau, khi sử dụng mang đến cảm giác dễ chịu và làm ấm cơ thể trong thời tiết lạnh giá của mùa đông. Ngoài ra, trong y học hiện đại, quế còn giúp điều trị các bệnh rồi loạn tiêu hóa, cảm cúm, cảm lạnh, viêm phổi, cải thiện lưu thông máu và chữa chứng lạnh chân tay rất hiệu quả.
Thậm chí, theo các nghiên cứu gần đây, quế còn được chứng minh có tác dụng giống như insulin, giúp ổn định lượng đường trong máu và ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường. Không những vậy, chất chống oxy hóa cùng các khoáng chất cũng có nhiều trong quế giúp ngăn ngừa độc tố, cải thiện tuần hoàn máu và tăng sức đề kháng. Tại Nhật, quế được coi là "kháng sinh tự nhiên" rất an toàn cho sức khỏe. Để sử dụng, thì sau khi nấu ăn xong, người Nhật thường sẽ rắc một ít bột quế lên thực phẩm và ăn như bình thường.
3. Các loại rau củ
Dù là vào mùa hè hay là mùa đông thì rau củ vẫn luôn là một trong những loại thực phẩm không bao giờ thiếu trên mâm cơm của người Nhật và Việt Nam. Tại Nhật, mùa đông là thời điểm tuyệt vời để một số loại rau có thể phát triển mạnh và giàu dinh dưỡng bậc nhất nên luôn được tận dụng để nạp thêm dinh dưỡng cho cơ thể. Và đây là một trong những bí quyết giúp người Nhật nâng cao sức khỏe dù ít tập thể dục. Có thể kể đến một vài loại rau củ như cải xoăn, cà rốt, cải bắp, củ cải, súp lơ… đúng vụ mùa đông nên cực kỳ giàu dưỡng chất. Chúng sở hữu nhiều chất chống oxy hóa cũng như khoáng chất giúp giữ ấm cơ thể, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch, chống viêm và nâng cao sức đề kháng để chống lại các bệnh cảm lạnh.
Người Nhật thường sử dụng rau củ để nấu canh, nấu súp hoặc hầm vào mùa đông. Ngoài ta, họ cũng không bao giờ chiên xào rau nhiều vì sẽ khiến chúng ngấm đầy dầu mỡ, làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Thậm chí, người Nhật còn rất thích trộn salad và ăn rau sống để giữ nguyên hương vị và chất dinh dưỡng của rau.