Mùa hè nóng bức, thể chất và các chỉ số sinh lý của con người dễ bị ảnh hưởng, bệnh nhân cao huyết áp cần phải chú ý nhiều hơn.
- Người phụ nữ hôn mê, mất 6 lít máu khi hút mỡ bụng: Vì sao các biến chứng nguy hiểm có thể gây tử vong?
- Một bộ phận cơ thể bị viêm rất dễ chuyển biến thành ung thư
Cao huyết áp là bệnh lý tim mạch phổ biến, nếu không được kiểm soát kịp thời sẽ gây nguy hại lớn đến các cơ quan và mạch máu khác trong cơ thể.
Trong thời tiết nắng nóng, người bệnh tăng huyết áp cần chú ý 3 điều nguy hiểm không nên làm.
Tránh tập thể dục quá sức hoặc tiếp xúc lâu với nhiệt độ cao
Khi trời nóng, quá trình trao đổi chất trong cơ thể sẽ diễn ra nhanh hơn, cơ thể đổ nhiều mồ hôi, lúc này vận động quá sức sẽ khiến cơ thể mất nước quá nhanh.
Đối với bệnh nhân cao huyết áp, tình trạng mất nước sẽ dẫn đến độ nhớt của máu tăng lên, huyết áp cũng theo đó mà tăng lên. Vì vậy, bệnh nhân cao huyết áp nên tránh vận động quá sức trong thời tiết nắng nóng, nhất là vào buổi trưa, nên chọn các bài tập thể dục nhẹ nhàng trong nhà như yoga, thái cực quyền,…
Nếu phải ở ngoài trời, bạn nên chọn nghỉ ngơi trong bóng râm đồng thời duy trì lượng nước uống đầy đủ.
Ăn quá nhiều
Trong thời tiết nhiệt độ cao, cảm giác thèm ăn của con người sẽ giảm đi nhưng bệnh nhân tăng huyết áp vẫn cần duy trì chế độ ăn uống bình thường. Khi thời tiết nắng nóng, bệnh nhân tăng huyết áp cần tránh ăn quá nhiều, đặc biệt là đồ ăn nhiều muối và nhiều dầu mỡ.
Những thực phẩm này có thể khiến cơ thể mất nước quá nhanh, ngoài ra còn có thể làm tăng huyết áp. Vì vậy, bệnh nhân tăng huyết áp nên lựa chọn những thức ăn nhẹ như rau, trái cây… đồng thời duy trì uống đủ nước.
Tự ngưng thuốc hạ huyết áp
Do tiết nhiều mồ hôi khi trời nóng, lượng máu giảm, mạch máu dễ giãn nở vì nóng và lạnh co lại, lúc này huyết áp sẽ hạ xuống, một số bệnh nhân tăng huyết áp có thể tự ý ngừng dùng thuốc hạ huyết áp.
Tuy nhiên, ngừng thuốc có thể làm huyết áp tăng trở lại, dẫn đến khả năng xảy ra các biến cố tim mạch cấp tính.
Các chuyên gia tim mạch khuyến cáo: Do cơ địa mỗi người khác nhau và phản ứng của mỗi người với thuốc hạ huyết áp cũng khác nhau nên kế hoạch điều chỉnh cụ thể cần được bác sĩ tư vấn và thực hiện dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.
Chế độ ăn cho bệnh nhân tăng huyết áp trong thời tiết nắng nóng
Uống nhiều nước
Trong thời tiết nắng nóng, cơ thể con người dễ bị mất nước, máu của bệnh nhân cao huyết áp có độ nhớt cao, dễ tạo thành huyết khối, vì vậy nên uống nhiều nước để máu lưu thông tốt .
Ăn ít muối
Khi cơ thể đổ mồ hôi nhiều, lượng muối dễ bị thất thoát nên nhiều người sẽ tăng lượng muối ăn vào. Tuy nhiên, người bị cao huyết áp nên ăn ít muối, vì muối có thể khiến huyết áp tăng cao.
Ăn nhiều rau và trái cây
Rau và trái cây rất giàu vitamin và khoáng chất, có thể giúp bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể con người, đồng thời cũng có thể hạ huyết áp.
Ăn ít đồ chiên rán
Thời tiết nóng bức, quá trình trao đổi chất trong cơ thể sẽ tăng nhanh, nếu ăn quá nhiều dầu mỡ dễ dẫn đến tăng lipid máu, làm nặng thêm tình trạng bệnh nhân tăng huyết áp.
Bớt uống rượu bia
Cơ thể con người dễ đổ mồ hôi, uống rượu bia sẽ làm tình trạng mất nước trầm trọng hơn, huyết áp tăng cao.
Cần làm gì khi huyết áp tăng cao đột ngột?
Nếu đang đi ngoài đường dưới thời tiết nắng nóng hoặc nơi đông người và có hiện tượng huyết áp cao đột ngột. Người bệnh cần được đưa vào nơi có bóng mát, thoáng nằm nghỉ ngơi. Nếu huyết áp từ 140/60, bệnh nhân có thể duy trì thuốc bác sĩ đã kê. Nếu trong trường hợp huyết áp từ 160 trở lên nên đi khám sớm hoặc liên hệ với bác sĩ điều trị.
Trong mùa hè người bệnh huyết áp cao thường gặp các cơn tăng huyết áp. Do thời tiết nắng nóng khiến bệnh nhân không ngủ được vào ban đêm và ngày hôm sau thường gặp các cơn tăng huyết áp (thường rơi vào mức huyết áp 180-200). Bệnh nhân thường xuất hiện hiện tượng chóng mặt, yếu nhẹ nửa người. Đây là trường hợp nguy hiểm. Các cơn tăng huyết áp có thể gây ra tình trạng co mạch, xuất huyết não hoặc nhồi máu não sẽ gây ra hệ lụy vô cùng lớn cho sức khỏe.
Nếu gặp phải tình trạng tăng huyết áp bất thường vào buổi sáng, người bệnh cần bình tĩnh và uống thuốc trước khi ăn. Không nhất thiết phải uống thuốc sau khi ăn như chỉ định. Một giờ sau khi uống thuốc, người bệnh cần đo lại huyết áp, tránh hốt hoảng để ảnh hưởng tới huyết áp. Nếu lúc này tình trạng huyết áp vẫn tăng cao, người bệnh nên nhanh chóng đến cơ sở y tế.