Nhét bất cứ thứ gì vào tai bạn với mục đích làm sạch là một ý tưởng thực sự tồi tệ ... vậy thay vào đó chúng ta nên làm gì?
- Hàng triệu người đàn ông thừa nhận rằng họ không ổn với xếp hạng sức khoẻ tinh thần chỉ đạt 6/10
- Xuất hiện máu trong nước tiểu có thể là dấu hiệu của ung thư bàng quang - hãy cẩn thận!
Có thể bạn thường dùng bông ngoáy tai để làm sạch tai, nhưng bạn có biết chúng (tai của chúng ta) thực sự có thể tự làm sạch không?
Nhưng thay vì mặc kệ và để cho đôi tai tự động làm sạch một cách tự nhiên, thì đôi khi chúng ta cũng cần phải có một vài biện pháp hỗ trợ.
Có khá nhiều cách để thực hiện việc này, nhưng hãy cùng xem qua cách làm sạch tai đúng và an toàn.
Nếu bạn có nhiều ráy tai tích tụ, cách tốt nhất để loại bỏ nó là đến gặp bác sĩ, nhưng nếu bạn chỉ muốn làm sạch tai tại nhà thì sao?
Nhiều người trong chúng ta sử dụng tăm bông, nhưng cách này có thể đẩy ráy vào sâu hơn trong ống tai, vì vậy tốt nhất bạn chỉ nên sử dụng chúng ở bên ngoài tai. Nhưng thay vào đó chúng ta nên làm gì?
Sử dụng dung dịch muối
Trang web được công nhận về mặt y tế - Healthline gợi ý rằng việc rửa tai có thể là một cách rất hiệu quả để làm sạch chúng. Chỉ cần đổ đầy nước có nhiệt độ cơ thể vào một ống tiêm và xả qua một bên tai trong khi nghiêng đầu. Khi đó, chất lỏng sẽ tràn ra ngoài, cuốn theo bất kỳ chất bẩn và mảnh vụn lỏng lẻo nào. Healthline cho biết thêm, phương pháp này sẽ hiệu quả hơn nếu ban đầu bạn sử dụng chất làm mềm sáp khoảng 15 đến 30 phút trước khi phun nước.
Dùng khăn ẩm
Lấy một miếng vải sạch ngâm trong nước ấm và nhẹ nhàng đặt lên tai khi nằm nghiêng. Hơi nóng sẽ làm lỏng ráy tai, cho phép bạn lau nhẹ từ bên ngoài tai.
Dùng dầu ô liu
Một trong những biện pháp tự nhiên nhất, và cũng là một trong những biện pháp tốt nhất. Chỉ cần nhỏ vài giọt dầu ô liu vào tai trong khoảng ba ngày. Luôn nghiêng đầu khi thực hiện động tác này. Sau đó, dầu sẽ làm lỏng ráy tai của bạn khiến chúng dễ dàng chảy ra. Ráy tai cũng có thể chảy ra bất cứ lúc nào, vì vậy hãy để ý nó trên gối của bạn.
Mặc dù trên đây là tất cả các phương pháp làm sạch tai an toàn, nhưng bạn chỉ cần nhớ quy tắc giữa các bác sĩ là không bao giờ cho bất cứ thứ gì nhỏ hơn khuỷu tay vào bên trong.
Và cũng nên nhớ rằng các chuyên gia nói rằng bạn không thực sự cần phải làm sạch tai của mình trừ khi chúng thường xuyên bị tắc nghẽn. Tai giống như một chiếc máy tẩy rửa tự nhiên, ráy tai thường sẽ di chuyển từ bên trong ống tai ra phần ngoài của tai, cuốn theo bụi bẩn, tế bào da chết và thậm chí cả lông trên đường đi.
Mặc dù loại bỏ ráy tai là một việc khá thú vị, nhưng điều quan trọng cần nhớ là bạn không nên làm sạch quá thường xuyên. Làm như vậy có thể gây kích ứng ống tai và dẫn đến tác động mạnh hơn nếu không được thực hiện đúng cách.
Nhưng nếu bạn gặp phải tình trạng tích tụ ráy tai, và các phương pháp trên không hiệu quả, bạn nên cân nhắc mua bộ dụng cụ làm sạch, nhưng hãy đảm bảo làm theo hướng dẫn trên bao bì và liên hệ với bác sĩ nếu cần hướng dẫn thêm.
Bạn đừng bao giờ cố gắng rửa tai nếu:
- Ống tai của bnaj nhạy cảm
- Hệ thống miễn dịch yếu
- Bạn bị tiểu đường
- Bạn có cơ địa dễ bị thủng màng nhĩ
Khi chăm sóc tai cẩn thận, và điều quan trọng là phải biết đánh giá mức độ nghiêm trọng của bất kỳ sự tích tụ ráy tai nào. Nếu tình trạng quá tồi tệ và bạn không làm gì để khắc phục, các triệu chứng của bạn có thể trở nên tồi tệ hơn.
Liên hệ với bác sĩ là điều hợp lý nếu bạn:
- Đau tai
- Nghe kém hoặc có cảm giác tai bị bóp nghẹt
- Có cảm giác đầy tai
Nhiễm trùng tai thường xảy ra khá nhanh, vì vậy nếu bạn nhận thấy bất kỳ cơn đau và chảy dịch từ tai của mình, đừng cố gắng tự điều trị. Thay vào đó hãy đặt lịch hẹn với bác sĩ.
Nếu bạn đang gặp phải các triệu chứng của chèn ép, và bạn muốn chắc chắn rằng đó chỉ là ráy tai chứ không phải là chất lỏng, chẳng hạn như dịch nhầy hoặc mất thính giác, thì bạn nên tiếp nhận các dịch vụ thăm khám tai thường xuyên.
Theo Mirror