Người bệnh COVID đã khỏi có thể sử dụng rong sụn để nấu chè, làm rau câu, làm gỏi như một món ăn ngon lạ miệng và tăng cường sức đề kháng
- Ngỡ ngàng khi các chuyên gia tiết lộ việc ăn quá nhiều thịt có thể dẫn đến nguy cơ vô sinh ở nam giới
- Nghiên cứu chuyển Covid-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B, chuyên gia nói gì?
Để cơ thể nhanh hồi phục hậu COVID-19, các gia đình có xu hướng tìm mua những thực phẩm bổ dưỡng, có nguồn gốc từ thiên nhiên. Một trong những thực phẩm đang được tìm mua rất nhiều trong thời gian gần đây đó là rong sụn.
Rong sụn khô được bày bán rất nhiều trên Facebook và các trang thương mại điện tử, giá bán từ 190-250 nghìn đồng/kg.
Nhiều người có thể thắc mắc "rong sụn là gì?", thực tế đây là một loại rong biển có màu trắng, có các rễ nhánh mọc tua tủa, đàn hồi như sụn, khi ăn có vị lạt hoặc hơi mặn. Với những người sành ăn thì rong sụn không quá xa lạ, thậm chí còn gọi nó với biệt danh "tổ yến biển", là món quà quý giá của đại dương.
Rong sụn được bán khá phổ biến trên Facebook.
Tuy chỉ là món ăn đơn giản nhưng giá trị dinh dưỡng mà rong sụn mang lại khá cao. Đặc biệt, hàm lượng collagen và canxi trong rong sụn rất lớn. Trong thực phẩm này còn chứa nhiều khoáng chất, vitamin, sắt, chất xơ và protein thạch. Cực kỳ có lợi cho làn da và huyết áp.
Theo nhà khoa học, lương y đa khoa Quốc gia Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội Việt Nam), rong sụn thực ra cũng chính là một loại rong biển. Vị đắng mặn, tính hàn, vào tỳ, can, thận, lành tính, không gây hại.
Người bệnh COVID đã khỏi có thể sử dụng rong sụn để nấu chè, làm rau câu, làm gỏi như một món ăn ngon lạ miệng và tăng cường sức đề kháng.
Những lợi ích tuyệt vời khi ăn rong sụn
1. Giúp tăng cường sức lực, củng cố sức đề kháng
Rong sụn là món ăn có chứa hàm lượng vitamin rất cao, đặc biệt vitamin A có trong rong sụn đã cao gấp 2-3 lần so với cà rốt, 10 lần so với quả bơ. Ngoài ra rong sụn còn chứa nhiều vitamin B1, B2, B6, C, D, E, cùng sắt, đồng, kẽm... Hàm lượng canxi trong rong sụn thậm chí còn cao gấp 3 lần so với sữa bò... Do đó đây có thể coi là một thực phẩm hỗ trợ, củng cố thể lực tốt.
2. Điều chỉnh huyết áp
Rong biển nói chung và rong sụn nói riêng có hàm lượng natri thấp nhưng có lượng canxi cao rất tốt cho người bị cao huyết áp. Hơn nữa, có thể dùng rong sụn để thêm vào thực phẩm chế biến sẵn và làm đồ ăn nhẹ thay vì sử dụng muối, như vậy sẽ tốt cho huyết áp.
3. Tốt cho người tiểu đường
Rong sụn giàu chất xơ tốt giúp người ăn cảm thấy no lâu hơn, giảm cảm giác thèm ăn và từ đó giúp giảm cân. Hơn nữa nó còn làm chậm lại sự rỗng của dạ dày, làm giảm độ nguy hiểm do tăng lượng đường trong máu xảy ra ngay sau bữa ăn.
4. Nhuận tràng
Rong sụn có tác dụng nhuận tràng, đào thải chì ra khỏi cơ thể qua đường tiêu hóa do có chứa nhiều axit alginic. Hàm lượng chất xơ trong rong sụn rất cao có thể hỗ trợ tiêu hóa, kích thích đại tiện. Khoáng chất alginate có trong rong sụn và các loại rong biển khác có thể làm tăng cường chất nhầy trong thành ruột, từ đó khả năng tiêu hoá cũng được cải thiện
Rong sụn tốt nhưng 2 nhóm người này không nên sử dụng
1. Người có tỳ vị hư hàn nên thận trọng
Theo lương y Sáng, rong sụn cũng giống như bao loại rong biển khác đó là có tính hàn, do đó người có tỳ vị hư hàn, đang cảm lạnh hoặc đang bị tiêu chảy tốt nhất không nên dùng vì có thể khiến tình trạng thêm nghiêm trọng, hoặc thậm chí bị ngộ độc.
2. Người đang mắc bệnh cường giáp
Người mắc bệnh cường giáp không nên tiêu thụ các loại rong biển vì i-ốt trong thực phẩm này khá cao có thể làm bệnh tình của bạn nghiêm trọng hơn.
Ngoài ra, người đang bị mụn nhọt, thai phụ, người đang cho con bú và trẻ nhỏ cân nhắc ăn với liều lượng hợp lý.
Rong sụn hay bất cứ loại rong biển nào cũng đều tốt cho sức khỏe, tuy nhiên chúng ta không nên lạm dụng mà chỉ nên dùng giống như một loại thực phẩm bổ sung, mỗi tuần 2-3 lần. Có thể dùng cho việc xào, nấu súp, làm nộm đều tốt.
Sau khi mua rong sụn về, các bà nội trợ nên ngâm trong nước mát, không được ngâm với nước ấm vì có thể khiến rong biển nhũn, tan ra, mất đi độ giòn ngon.