Vảy nến là một bệnh về da mọi lứa tuổi đều có thể mắc phải và gây ra nhiều khó chịu. Để phòng ngừa và điều trị hiệu quả, bạn cần ghi nhớ một số điều về căn bệnh quái ác này.
- Thương rớt nước mắt, Lam Trường hứa giúp em bé mắc bệnh vảy nến da trăn hết sức có thể
- Thức uống không dành cho nàng da mụn
Mới đây, nam ca sĩ Tuấn Hưng đã khiến người hâm mộ không khỏi lo lắng khi chia sẻ hình ảnh mình bị vảy nến khắp cả người.
Trên Facebook cá nhân, nam ca sĩ cho biết mình bị vảy nến đã gần 1 tháng và căn bệnh khiến anh như phát điên bởi cảm giác ngứa ngáy. Khắp cơ thể xuất hiện mảng đỏ sưng tấy, nhiều đến mức không thể che chắn được. Điều này khiến nam ca sĩ vô cùng mất tự tin trong giao tiếp thậm chí có lúc buồn đến mức bị stress.
Tuy nhiên, sau một thời gian điều trị theo sự hướng dẫn của bác sĩ tình trạng bệnh của giọng ca Nắm lấy tay anh đã thuyên giảm đến 70%.
Sau khi nhìn những hình ảnh bị vảy nến của Tuấn Hưng, nhiều người không khỏi lo sợ về căn bệnh này. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể tránh được chứng bệnh về da này nếu ghi nhớ những điều sau đây.
Những điều cần biết để phòng tránh bệnh vảy nến
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân thật sự của vảy nến vẫn chưa rõ nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy vảy nến có liên quan đến gen và rối loạn miễn dịch ở cơ thể người bệnh, từ đó dẫn đến các tế bào da tăng sinh rất nhanh và bất thường.
Mọi lứa tuổi đều có thể bị vảy nến tuy nhiên, bệnh thường khởi phát trong khoảng từ 15 – 30 tuổi. Tỷ lệ mắc bệnh vảy nến là như nhau ở nam và nữ.
Ngoài ra, còn có một số yếu tố khác cũng góp phần thúc đẩy bệnh phát triển nhanh và nghiêm trọng hơn mà bạn cần chú ý. Các yếu tố đó gồm có:
- Stress: Buồn phiền, lo lắng, giận dữ, căng thẳng thường dễ làm bệnh vảy nến bùng phát và nặng hơn.
- Thời tiết: Thời tiết lạnh và khô dễ gây bùng phát bệnh vảy nến. Đặc biệt, bệnh thường bùng phát mạnh vào những ngày hè bởi vảy nến nhạy cảm với ánh nắng.
- Chấn thương: Vảy nến có thể xuất hiện ở những vùng da bị tổn thương thậm chí cả những vết trầy xước rất nhỏ.
- Thuốc: Một số loại thuốc trị bệnh có thể khởi phát hoặc làm bệnh nặng hơn như thuốc chữa cao huyết áp, tiểu đường...
- Rượu và thuốc lá: Là một trong những nguyên nhân khiến tình trạng vảy nến nghiêm trọng hơn.
Dấu hiệu bệnh
Vảy nến thường biểu hiện dưới dạng những mảng màu đỏ, tróc vảy ở bề mặt. Chúng có thể xuấy hiện bất kỳ nơi nào trên cơ thể nhưng thường gặp nhất là da đầu, cùi chỏ, đầu gối, bắp chân. Người mắc bệnh vảy nến thường không ngứa, tuy nhiên một số trường hợp có thể cảm thấy ngứa, châm chích và bỏng rát vô cùng khó chịu.
Những trường hợp nặng, người bệnh có thể xuất hiện nhiều mụn mủ hoặc đỏ da toàn bộ cơ thể. Nếu không kịp thời điều trị có thể dẫn đến nhiễm trùng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Vảy nến không gây chết người nhưng ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Do đó, bạn cần ghi nhớ những điều nói trên để có cách phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả nhất.
Chúc bạn luôn vui và khỏe mạnh nhé!