Những hiểu lầm tai hại khiến bệnh nhân ung thư không được chữa khỏi

Sống khỏe 08/02/2018 05:30

Những hiểu lầm nguy hiểm nhưng rất phổ biến dưới đây khiến cho rất nhiều người mắc bệnh ung thư trên thế giới cũng như ở Việt Nam không được chữa khỏi.

1. Ung thư là án tử hình

Ung thư có 200 bệnh khác nhau do những nguyên nhân gây bệnh khác nhau, vì vậy tiến trình phát triển bệnh cũng khác nhau. Nguyên nhân sinh ra ung thư là sự nhân chia của các tế bào một cách mất thăng bằng.

Tuy nhiên, ung thư không phải là chết. Nếu tuân thủ việc khám sức khỏe và phác đồ điều trị của bác sĩ đưa ra, bạn vẫn có thể sống khỏe tới già bởi nhiều loại ung thư có thể chữa khỏi tới 90% như: ung thư vú, ung thư cổ tử cung, ung thư tuyến giáp...

Những hiểu lầm tai hại khiến bệnh nhân ung thư không được chữa khỏi - Ảnh 1

2. Có những siêu thực phẩm chống ung thư

Mặc dù hàng nghìn trang web có những tuyên bố khác nhau, song không có trang nào khẳng định những thực phẩm trên là "siêu thực phẩm" chống lại ung thư. Vì vậy, bạn không cần mất quá nhiều công sức tìm kiếm những thực phẩm này.

Điều đó không có nghĩa là bạn không quan tâm đến những thực phẩm đó. Có một vài loại tốt hơn các loại khác. Chỉ cần ăn nhiều hoa quả và rau củ, một chế độ ăn cân bằng và lành mạnh, bạn đã phần nào thành công trong việc ngăn ngừa ung thư.

3. Ăn đường, trứng vịt lộn làm cho tế bào ung thư phát triển nhanh

Đó là những lầm tưởng ở nhiều người bởi một số xét nghiệm y khoa tiến bộ sử dụng các đầu vị phóng xạ gắn với phân tử đường và dùng một máy quét ở đầu dò bên ngoài cơ thể phát hiện sớm ung thư di căn bởi tính chất háo đường của các tế bào ung thư.

Nhiều thử nghiệm lâm sàng được thử nghiệm tại Mỹ đã chỉ ra, việc sử dụng đường tinh luyện cũng như các thực phẩm chứa đường (bánh ngọt, sữa, đường tinh luyện) không làm cho tế bào ung thư phát triển nhanh chóng hơn.

Tuy nhiên, những bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 có mối liên quan chặt chẽ tới việc gia tăng một số bệnh ung thư như: ung thư vú ở phụ nữ bởi sự thừa đường trong cơ thể và quá trình chuyển biến được khi insulin không chuyển hóa được sẽ chuyển thành chất nội tiết gia tăng.

Đó cũng chính là lí do vì sao những người thừa cân, béo phì có tỉ lệ mắc ung thư vú cao hơn so với những người có chế độ ăn nhiều chất xơ và cân nặng bình thường.

Chưa có một tài liệu khoa học nào chứng minh rằng, việc ăn trứng vịt lộn hay các thực phẩm có nguồn gốc tế bào mầm làm tăng nguy cơ gây ung thư. Trong trứng vịt lộn có nhiều hàm lượng dinh dưỡng tốt cho sức khỏe.

Những hiểu lầm tai hại khiến bệnh nhân ung thư không được chữa khỏi - Ảnh 2

4. Không nên bồi dưỡng cho bệnh nhân ung thư

Không ít người cho rằng bệnh nhân ung thư chỉ nên bồi dưỡng trong giai đoạn điều trị xạ trị, truyền hóa chất... còn sau giai đoạn điều trị chỉ nên ăn gạo lức, muối vừng để cơ thể gầy yếu, không nuôi dưỡng khối u, nhằm làm khối u teo dần. Những quan niệm sai lầm này ảnh hưởng xấu đến quá trình điều trị, làm giảm thời gian sống của bệnh nhân, đồng thời làm tăng tỉ lệ biến chứng, nhiễm trùng và dẫn đến tình trạng tử vong. Ngược lại, người bệnh khi đang điều trị ung thư sẽ cần phải ăn nhiều hơn để có đủ năng lượng, đáp ứng quá trình điều trị của nhiều loại thuốc nặng.

5. Bệnh ung thư có tính lây lan

Các chuyên gia sức khoẻ cho rằng không cần phải tránh những người mắc bệnh ung thư bởi bệnh này không lây. Bạn hoàn toàn có thể sống và sinh hoạt bình thường với những người bị bệnh ung thư. Thậm chí ngược lại, sự hỗ trợ của bạn có giá trị giúp đỡ người bệnh hơn bao giờ hết.

Mặc dù bệnh ung thư không lây nhiễm nhưng đôi khi các loại virus có tính chất truyền nhiễm cũng có thể dẫn đến phát triển thành ung thư. Một số virus có thể gây ra ung thư bao gồm:

- Virus u nhú ở người (HPV): Virus này gây bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục và có thể gây ra ung thư cổ tử cung hoặc các hình thức khác của bệnh ung thư.

- Viêm gan siêu vi B hoặc C - virus lây truyền qua quan hệ tình ái hoặc sử dụng chung kim tiêm với người nhiễm bệnh. Loại virus này có thể gây ung thư gan.

Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe của mình, hãy tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ về những cách phòng ngừa nhiễm loại virus này hiệu quả nhất.

Những hiểu lầm tai hại khiến bệnh nhân ung thư không được chữa khỏi - Ảnh 3

6. Tất cả các liệu pháp điều trị ung thư đều đau đớn

Một vài loại thuốc được sử dụng trong quá trình hóa trị liệu có thể gây ra tác dụng phụ như buồn nôn, nôn, thay đổi khẩu vị... Nhưng hiện nay đã được kiểm soát và giảm thiểu tác dụng phụ tốt hơn. Một số phương pháp xạ trị, hóa trị cũng không làm đau đớn như mọi người tưởng tượng. Phẫu thuật ngày càng tinh tế, ít gây tàn phá hơn và có nhiều thuốc giảm đau tốt.

7. Phẫu thuật làm cho tế bào ung thư lây lan nhanh hơn

Nguyên tắc của phẫu thuật ung thư là cắt bỏ và lấy rộng tất cả những vùng xung quanh khối u, hạn chế tế bào khối u còn tồn tại. Nên việc phẫu thuật sẽ không cấy và gieo rắc thêm tế bào ung thư như lời truyền tụng. Vì vậy, phẫu thuật cắt bỏ khối u khi có chỉ định của bác sĩ là điều cần thiết để tốt hơn cho bệnh nhân.

Những hiểu lầm tai hại khiến bệnh nhân ung thư không được chữa khỏi - Ảnh 4

8. Bệnh nhân ung thư không nên đi đám tang

Nhiều người có quan niệm, người mắc ung thư cần tránh xa đám tang vì đi dự đám tang làm cho bệnh di căn nhanh hoặc tái phát trở lại. Đây thực sự là một quan niệm không có cơ sở khoa học. Các chuyên gia sức khoẻ khẳng định rằng dự đám tang không bao giờ dẫn tới việc tế bào ung thư di căn hay bệnh quay trở lại. Cảm giác mệt mỏi mà những người bệnh nhận thấy sau khi dự đám tang là do ảnh hưởng về mặt tâm lí. Đây cũng là cảm giác xảy ra không chỉ với người bệnh ung thư mà với bất cứ người nào.

Đặc tính của bệnh ung thư là tái phát và di căn. Khi đã chữa ung thư phải luôn tuân thủ việc tái khám. Nếu giai đoạn sớm, nguy cơ tái phát ít nhưng không ai dám chắc sẽ diệt được tế bào ung thư cuối cùng.

9. Thay thế liệu pháp chữa trị

Không ít người khi biết mình bị ung thư đã không đến ngay các cơ sở y tế để điều trị, chữa bệnh tuân theo phác đồ của bác sĩ mà nghe theo các lời mách bảo truyền miệng dùng, uống các loại thuốc lá, thuốc Đông y không rõ nguồn gốc.

Đây là hành động vô tình làm người bệnh tự đánh mất đi thời gian vàng điều trị bệnh. Sau khi điều trị bằng thuốc lá không có hiệu quả, bệnh nặng lên, người bệnh mới quay trở lại điều trị theo lộ trình của bác sĩ thì đã muộn.

Vì vậy, phải luôn tuân thủ theo liệu trình điều trị của bác sĩ. Chỉ sử dụng phương pháp thay thế điều trị khi đã kết thúc liệu trình. Tuyệt đối không nên bỏ dở liệu trình mà bác sĩ đang điều trị cho bạn để nghe theo những lời đồn thổi, tự ý dùng các biện pháp khác điều trị ung thư như dùng các loại lá, loại thuốc được mách bảo.

10. Ung thư luôn gây đau đớn, nếu cảm thấy tốt có nghĩa không bị ung thư

Thực tế, nhiều loại ung thư rất ít hoặc không gây đau đớn, đặc biệt là trong giai đoạn đầu. Đó là lí do tại sao các chuyên gia y tế luôn khuyến cáo mọi người phải chú ý đến các dấu hiệu và triệu chứng khác lạ của cơ thể để sớm phát hiện bệnh ung thư.Những hiểu lầm tai hại khiến bệnh nhân ung thư không được chữa khỏi - Ảnh 5

Để không bị đau răng, viêm nướu xuất hiện bất chợt và hành hạ trong kì nghỉ tới, làm 6 việc này ngay tại nhà

Theo một nghiên cứu trên tạp chí Journal of Clinical Periodontology, viêm nướu là một trong những chứng bệnh phổ biến nhất ở miệng và ảnh hưởng đến 90% người lớn trên toàn thế giới.

TIN MỚI NHẤT