Nhiều nghiên cứu cho thấy khủng hoảng tài chính và dịch bệnh sẽ khiến những người sinh trong khoảng 1981-1996 trì hoãn các quyết định lớn trong đời như lấy vợ, mua nhà hay thậm chí là sinh con.
- 3 ca mắc Covid-19 công bố sáng 14/8 tại Quảng Nam đã đi những đâu?
- Thứ trưởng Bộ Y tế lý giải về điểm khác biệt giữa các bệnh nhân COVID-19 nặng tại Đà Nẵng và phi công người Anh
Những người sinh trong khoảng 1981-1996, hay còn gọi là thế hệ Millennial được cho là chịu ảnh hưởng nặng nhất từ cuộc khủng hoảng 2008 khi sự biến động của nền kinh tế ảnh hưởng đến cơ hội việc làm cũng như phát triển của họ trong thời kỳ đầu xây dựng sự nghiệp.
Thế nhưng, khi thế hệ Millennial chưa hồi phục lại từ cuộc khủng hoảng 2008 này thì họ lại đang phải chịu ảnh hưởng nặng về tài chính do dịch Covid-19. Hệ quả là những người trong khoảng 20-40 tuổi có thể sẽ không giàu có được như các bậc tiền nhiệm ở cùng độ tuổi.
Nhiều nghiên cứu cho thấy khủng hoảng tài chính và dịch bệnh sẽ khiến những người sinh trong khoảng 1981-1996 trì hoãn các quyết định lớn trong đời như lấy vợ, mua nhà hay thậm chí là sinh con.
Số liệu của Cục thống kê lao động Mỹ (BLS) cho thấy 16,3 triệu lao động nước này đã mất việc trong tháng 7/2020. Kể từ tháng 2/2020 đến nay, khoảng 10,6 triệu lao động đã bị sa thải vì đại dịch. Báo cáo của Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) chi nhánh St.Louis cho thấy thế hệ Millennial chiếm đến 4,6 triệu lao động trong số người bị sa thải trên.
Xin được nhắc rằng thế hệ Millennial hoặc trẻ hơn chiếm hơn 50% tổng dân số Mỹ. Trong đó những người trong độ tuổi 20-40 là lực lượng lao động chính của nền kinh tế thì lại đang chịu ảnh hưởng nặng vì đại dịch.
Đồng quan điểm, nghiên cứu của Viện Pew cho thấy tỷ lệ thất nghiệp 12,5% hiện nay của nền kinh tế, chủ yếu tác động lên thế hệ Millennial sẽ khiến họ nghèo hơn so với các thế hệ tiền bối trước đó ở cùng độ tuổi.
Cũng theo báo cáo của Viện Pew, đại dịch Covid-19 khiến phụ nữ mất việc làm nhiều hơn nam giới với tỷ lệ tương ứng là 14,3% và 11,9% trong tháng 5/2020. Nguyên nhân chính là phụ nữ làm việc nhiều trong những ngành giáo dục, chăm sóc sức khỏe, dịch vụ giải trí… vốn chịu tổn thương nhiều hơn khi đại dịch xảy ra.
Trong khi đó, tờ Wall Street Journal nhận định thế hệ Millennial đang hoạt động trong lĩnh vực giải trí và khách sạn cũng đang dần bị đào thải bởi lực lượng lao động trẻ hơn sinh sau năm 2000. Khi đại dịch Covid-19 chấm dứt, nhiều khả năng một cuộc biến đổi trong 2 lĩnh vực này sẽ xảy ra khi những người thế hệ Millennial bị loại bỏ dần trong ngành giải trí và du lịch do đã hết thời.
"Đây là dấu hiệu chứng tỏ có điều gì đó bất ổn trong nền kinh tế. Hiện ngày càng khó để những người thế hệ Millennial tìm được chỗ đứng cho mình", Giáo sư Jesse Rothstein của trường đại học California nhấn mạnh.