Loại rau này khiến không ít người cảm thấy khó chịu vì mùi tanh nồng, thế nhưng nếu biết tận dụng thì bạn có thể biến nó thành một loại thuốc quý trị bệnh vặt!
- 8 loại quả Trung Quốc tẩm nhiều hóa chất nhất, đừng dại mua kẻo tiền mất tật mang
- Điểm mặt thêm 3 chất là tác nhân gây ung thư luôn tiềm ẩn trong nhà bạn: Xuất hiện trong nhiều món ăn, đồ dùng có thể bạn sử dụng hàng ngày
Ở Việt Nam, có một loại rau thường xuyên mọc hoang chỗ ẩm ướt, mùi tanh khó chịu nên rất nhiều người "ngửi thôi đã sợ" đó là rau diếp cá. Ngày nay, diếp cá đã được nhiều người biết đến với các công dụng cho sức khoẻ và sắc đẹp nên chúng ngày càng xuất hiện nhiều trong bữa ăn như một loại rau gia vị lạ miệng.
Theo Đông y, rau diếp cá vị cay, hơi lạnh, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi thuỷ tiêu thũng, tác động vào 2 kinh can và phế. Rau diếp cá có rất nhiều công dụng nhưng cách sử dụng lại khá đơn giản, hơn nữa chúng mọc quanh năm, dễ phát triển nên ngày nay được nhiều các gia đình ở thành phố trồng trong thùng xốp để tiện thu hoạch và dùng làm thuốc trị những bệnh vặt.
Theo Đông y, rau diếp cá vị cay, hơi lạnh, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi thuỷ tiêu thũng...
Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội), rau diếp cá lành tính, không làm hại cho sức khỏe vì vậy các gia đình có thể tận dụng loại rau này làm thuốc chữa bệnh tại nhà theo những công thức dưới đây.
7 bài thuốc trị bệnh từ rau diếp cá trong Đông y
1. Chữa tiểu dắt, đái buốt
Cách dùng: Chuẩn bị 50g rau diếp cá, 30g bông mã đề tươi, 50g rau má tươi. Đem các nguyên liệu đi rửa sạch, giã nát rồi đem đi lọc lấy nước cốt. Cuối cùng hãm nước sôi, để nguội uống.
Rau diếp cá có thể sử dụng để trị nhiều loại bệnh như trĩ, tiểu dắt...
2. Chữa bệnh trĩ
Cách 1: Chuẩn bị trước 30g lá diếp cá, đem đi nấu nước xông hậu môn trong 10 phút, sau đó ngâm và rửa hậu môn lúc nước còn nóng.
Cách 2: Dùng 50g lá diếp cá tươi, đem đi giã, vắt lấy nước, thêm muối cho bớt tanh. Uống mỗi ngày 50 -100ml/ngày, liên tục trong 3 tháng.
3. Trị dị ứng, mẩn ngứa, đơn sưng, mề đay
Chuẩn bị: Rau diếp cá, cỏ nhọ nồi, lá cải rừng, lá xương xông, lá nhài, lá dưa chuột, lá khế, lá đơn đỏ, lá huyết dụ, lá mía mỗi thứ 15g. 3 miếng bí đao. 3 miếng củ nâu.
Cách làm: Đem tất cả các nguyên liệu trên đi rửa sạch, giã nhuyễn rồi hòa cùng nước sôi, vắt lấy nước cốt uống. Phần bã thì đem đắp bên ngoài.
4. Trị sốt ở trẻ em
Cách dùng: Lấy 30g lá diếp cá, rửa sạch, giã nát, cho đun sôi. Tiếp đó, dùng bã đắp lên thái dương của trẻ, nước cũng có thể dùng để uống, giúp hạ nhiệt rất tốt.
5. Làm đẹp da
Cách làm: Lá diếp cá rửa sạch, nghiền nát, lấy bông mềm thấm phần nước cốt lau nhẹ lên da mặt và cổ. Sau đó, dùng các đầu ngón tay vỗ nhẹ khắp mặt khoảng 1 phút để nước cốt diếp cá thấm sâu vào da và rửa mặt sau 15 phút.
Phần nước cốt diếp cá sẽ thấm vào da, nhìn da mặt sẽ có một lớp màng mỏng tự nhiên, chỉ cần rửa mặt nhẹ nhàng là đã cảm nhận sự mềm mại của da.
6. Chữa viêm âm đạo
Chuẩn bị: 20g lá diếp cá, 20g bồ kết nướng, 1 củ tỏi, 5 bát nước sạch.
Cách dùng: Cho thuốc vào nồi đun sôi thật kỹ. Cho bệnh nhân xông hơi nóng vào vùng kín, sau đó dùng nước ngâm, rửa vùng kín. Ngày làm 01 lần, cần làm trong 7 ngày liền.
7. Chữa viêm tắc tuyến sữa
Cách dùng: 30g lá diếp cá, 30g lá cải trời. Đem giã rồi vắt lấy nước cốt uống. Phần bã trộn cùng giấm đắp bên ngoài.
Lưu ý:
Theo lương y Bùi Đắc Sáng, dù lá diếp cá khá lành tính nhưng loại rau này thường dùng để ăn sống nên những người bị hội chứng ruột kích thích, người bị rối loạn tiêu hóa, người viêm đại tràng, suy thận, phụ nữ có thai phải cẩn trọng trước khi dùng.
Đồng thời, nếu mắc bệnh lý quá nặng, mọi người nên đi viện khám để bác sĩ tư vấn điều trị. Tránh uống nước diếp cá quá nhiều trong 1 ngày kẻo gặp phải hiện tượng chóng mặt.