Không phải ăn nhiều chất béo mà đây mới là chế độ ăn thực sự ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe

Sống khỏe 09/12/2017 12:36

Những người ăn nhiều carbs (hơn 70% calo) chết sớm hơn so với những người có mức tiêu thụ carbs thấp.

Chất béo bão hòa thường liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh tim, nhưng nghiên cứu mới đây cho thấy những người có chế độ ăn nhiều carb có nguy cơ tử vong cao hơn 28%. Không chỉ vậy, carbs dư thừa cũng góp phần không nhỏ vào nguyên nhân gây ra bệnh đái tháo đường tuýp 2.

Mới đây, các chuyên gia đã kêu gọi thực hiện các hướng dẫn dinh dưỡng toàn cầu để khuyến cáo chúng ta ăn nhiều chất béo và ít carbohydrate hơn sau khi phân tích một nghiên cứu quy mô lớn. Nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học người Thụy Sĩ về Prospective Urban Rural Epidemiology (PURE) được xuất bản trên Lancet vào tháng 8.

Không phải ăn nhiều chất béo mà đây mới là chế độ ăn thực sự ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe - Ảnh 1

Chế độ ăn nhiều carb có nguy cơ tử vong cao hơn 28%.

Các phát hiện của nghiên cứu đang đặt câu hỏi về việc mọi người thường tin rằng nên hạn chế lượng chất béo thừa xuống dưới 30% năng lượng hàng ngày, và chất béo bão hòa xuống dưới 10%. Theo các chuyên gia, cắt giảm lượng chất béo không tốt cho sức khỏe nếu bạn thay nó bằng các loại carbohydrate cao – một nhân tố liên quan đến bệnh tiểu đường.

Các nghiên cứu trước đây trên động vật cho thấy việc giảm lượng calorie tổng thể giúp kéo dài tuổi thọ của chuột và khỉ. Từ những năm 1970, những phát hiện như vậy đã tập trung vào việc giảm béo – đặc biệt là chất béo bão hòa – để cải thiện sức khỏe và tuổi thọ. Nhưng nghiên cứu PURE đang đặt câu hỏi lớn cho vấn đề này.

Trong khoảng 7 năm nghiên cứu, chế độ ăn uống với khoảng 35% calo chất béo có nguy cơ tử vong thấp hơn so với chế độ ăn có 60% calo từ carbohydrate. Như vậy, những người ăn nhiều carbs (hơn 70% calo) chết sớm hơn so với những người có mức tiêu thụ carbs thấp.

Các tác giả của nghiên cứu PURE yêu cầu khẩu phần ăn có lượng carbohydrate vừa phải (khoảng 50-55% tổng năng lượng) có thể thích hợp hơn so với lượng carbohydrate rất cao hoặc rất thấp. Họ cũng khuyên bạn nên ăn khoảng 3-4 khẩu phần trái cây hoặc rau xanh mỗi ngày.

Mahshid Dehghan từ Đại học McMaster ở Hamilton, Ontario, Canada cho biết: "Những gì chúng tôi đề xuất là chế độ ăn với mức độ vừa phải, phải thực sự vừa phải, không phải rất cao hay rất thấp, cũng không phải ít chất béo và rất ít carbohydrate".

Không phải ăn nhiều chất béo mà đây mới là chế độ ăn thực sự ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe - Ảnh 2

Cắt giảm lượng chất béo không tốt cho sức khỏe nếu bạn thay nó bằng các loại carbohydrate cao – một nhân tố liên quan đến bệnh tiểu đường.

Theo các nhà nghiên cứu Thụy Sĩ, một số nghiên cứu trên động vật cho thấy mức độ carbohydrate cao có thể gây hại.

Glucose là một loại đường bạn nhận được nhiều từ thực phẩm tiêu thụ hằng ngày, và cơ thể của bạn chuyển hóa nó thành năng lượng. Insulin là một hormone di chuyển glucose từ máu vào các tế bào để cung cấp năng lượng và lưu trữ. Với bệnh đái tháo đường tuýp 2, cơ thể sẽ không nhạy cảm với insulin và nó không thể điều chỉnh được lượng glucose trong máu, điều này dẫn đến các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

Lý thuyết cho thấy, tiêu thụ lượng carbs cao trong khẩu phần ăn làm tăng nguy cơ tử vong, do đó khi cắt giảm đến lượng vừa phải, hoặc ức chế sự hấp thu và sự trao đổi chất của chung trong cơ thể, có thể giúp bạn tăng cường sức khỏe và tuổi thọ.

Chuyên gia chỉ rõ 4 chế độ ăn uống nên áp dụng ngay để phòng bệnh "giết người nhiều nhất"

Theo TS Trương Hồng Sơn – Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, có nhiều loại thực phẩm giúp giảm nguy cơ và phòng chống các bệnh tim mạch.

TIN MỚI NHẤT