Táo bón là hiện tượng khá nhiều người từng trải qua, tình trạng này khiến chúng ta cảm thấy cực kỳ khó chịu, gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống hàng ngày.
- Những thay đổi bất thường trên cơ thể ngầm cảnh báo bệnh ung thư, nếu có 1 trong những điều này bạn nên đi khám ngay
- 4 triệu chứng sớm ở phụ nữ cho thấy tế bào ung thư vú đã ‘thức dậy’, bạn cần phải thăm khám và điều trị ngay
Táo bón là gì?
Táo bón là tình trạng bất thường của hệ tiêu hóa, khi nhu động ruột không được xảy ra thường xuyên. Đó là khi bạn cảm thấy việc đi đại tiện trở nên khó khăn, kéo dài trong vài tuần hoặc lâu hơn. Nếu bạn đi đại tiện từ 3 lần trở xuống trong 1 tuần, có thể bạn đã mắc phải tình trạng khó nói này.
Đa phần các trường hợp bệnh xuất hiện trong thời gian ngắn, không gây ra vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nào. Nhưng nếu tình trạng kéo dài, nó có thể trở thành một dạng bệnh lý mạn tính, gây khó chịu cho người bệnh.
Ngoài ra, người cao tuổi và phụ nữ có thai cũng là 2 đối tượng dễ gặp phải hiện tượng bị táo.
Những dấu hiệu bị táo bón
Đi đại tiện ít hơn 3 lần/tuần, khi đi ngoài thì cực kỳ khó khăn do phân khô, cứng hơn bình thường là biểu hiện quen thuộc của bệnh táo bón. Thế nhưng, nếu bị táo bón nặng thì tần suất đi ngoài có thể ít hơn 3 lần/tuần, thậm chí cả tuần mới đi được, phân rất khô cứng.
Không những vậy, triệu chứng của táo bón có thể kéo dài trong thời gian rất lâu, thậm chí vài tuần hoặc vài tháng. Ngoài ra, bạn còn có thể có các dấu hiệu táo bón nặng như:
- Phân khô, cứng và có lẫn máu
- Luôn có cảm giác buồn đại tiện nhưng mỗi lần lại đi được rất ít
- Rò rỉ phân ở lỗ hậu môn hay són phân
- Hay bị đau bụng
- Phần bụng dưới chướng to, hay có cảm giác đầy hơi
- Hậu môn rạn, rách, đau rát
- Trĩ
- Sa trực tràng
- Buồn nôn và nôn liên tục
- Sốt nhẹ.
Ngoài các dấu hiệu táo bón nặng kể trên, người bệnh còn luôn có cảm giác mệt mỏi, căng thẳng do đi ngoài khó khăn, phân cứng, khuôn phân to làm tổn thương trực tràng, gây đau rát hậu môn.
Bên cạnh đó, phân tích tụ lâu ngày còn có thể khiến chất độc tích tụ, gây nhiễm trùng, viêm ruột; ảnh hưởng tới chức năng của ruột. Từ đó dẫn đến thiếu dinh dưỡng, cơ thể suy nhược, xanh xao, sụt cân…
Những đối tượng dễ bị táo bón
Táo bón có thể gặp ở mọi đối tượng, không phân biệt giới tính hay độ tuổi từ trẻ nhỏ, người lớn đến người già.
Dân văn phòng: Ngồi lâu ít hoạt động cộng với ăn uống không điều độ, ăn nhiều đồ cay, nóng, uống nhiều rượu bia... đều là nguyên nhân có thể gây bệnh táo bón:
- Người già: Người cao tuổi có chức năng đường ruột suy giảm, ít vận động rất dẫn đến tình trạng táo bón.
- Phụ nữ mang thai và sau sinh: Hormone nội tiết thay đổi, chế độ ăn uống, sinh hoạt quá nhiều dinh dưỡng rất dễ gây ra táo bón.
- Trẻ em.
Cách phòng tránh bệnh táo bón hiệu quả
Bởi những bất tiện và khó khăn do táo bón gây ra trong cuộc sống thường nhật, ai trong mỗi chúng ta cũng muốn bản thân có thể phòng tránh và không mắc phải tình trạng khó nói này. Bạn có thể phòng tránh bằng những phương pháp dưới đây.
Tăng cường tập luyện thể dục
Đây là hoạt động giúp tăng nhu động ruột, chức năng của ruột được xoa bóp, và giúp phục hồi chức năng tiêu hóa của ruột một cách hiệu quả. Các hoạt động như đi bộ, đi xe đạp, chạy hay bơi lội để có thể giúp bạn cải thiện đáng kể tình trạng bệnh.
Tạo thói quen đi vệ sinh
Việc tạo thói quen đi vệ sinh là rất quan trọng, giúp cơ thể tạo đồng hồ sinh học cho việc đi đại tiện. Bạn nên cố gắng hình thành thói quen đi đại tiện, tốt nhất nên đi vào buổi sáng sau khi ngủ dậy (5 - 7h), là thời điểm thải độc tốt nhất của ruột.
Xem lại thuốc điều trị đang sử dụng
Nếu bạn đang mắc các bệnh lý khác cần sử dụng thuốc điều trị, nhưng thuốc đó lại gây nên tác dụng phụ là táo bón, thì bạn cần liên hệ ngay tới bác sĩ. Bạn cần nhận được tư vấn của bác sĩ điều trị về tác dụng phụ của thuốc, có thể thay thế thuốc khác hoặc có cách khắc phục nào phù hợp nhất.
Bổ sung nhiều chất xơ, uống nhiều nước
Cần tăng cường thêm các loại thực phẩm rau củ quả nhiều chất xơ vào trong bữa ăn hàng ngày. Đồng thời, bạn cũng nên hạn chế các loại đồ ăn sẵn đóng hộp, các loại sản phẩm từ sữa và thịt, vì chúng là thực phẩm có hàm lượng chất xơ thấp. Bạn cũng cần uống nhiều nước, tránh để cho cơ thể bị mất nước và để thôi thúc quá trình đi vệ sinh.