Dạ dày kêu ùng ục hay cảm giác sôi bụng báo hiệu điều gì?

Sống khỏe 09/11/2023 14:57

Khi đói, cơ thể sẽ có cách để nhắc nhở đã đến lúc cần nạp nhiên liệu. Dạ dày sẽ thúc giục bạn ăn bữa tiếp theo bằng cách tạo ra những tiếng ùng ục. Nhưng nguyên nhân chính xác là gì và có hại không?

Tiếng kêu của dạ dày mà chúng ta nghe được khi đói là do nhu động ruột.

Dạ dày kêu ùng ục hay cảm giác sôi bụng báo hiệu điều gì? - Ảnh 1

Nhu động là một loạt các cơn co thắt cơ của thành ruột theo trình tự để đẩy khí, thức ăn và chất lỏng dọc theo ống rỗng của đường tiêu hóa. Đường tiêu hóa bao gồm miệng, thực quản, dạ dày, ruột và trực tràng. Thành của dạ dày cũng được tạo thành bởi nhiều lớp cơ. Âm thanh ùng ục mà dạ dày phát ra do sự co thắt của các cơ này, và chúng không chỉ xảy ra khi bạn đói.

Ngay sau bữa ăn, nhu động rất nhiều. Trung bình mỗi phút có ba làn sóng nhu động trong dạ dày và 12 làn sóng dọc theo ruột non. Khi thức ăn được đẩy qua đường tiêu hóa, nó sẽ được trộn để tiêu hóa dễ dàng hơn.

Khi dạ dày và ruột đầy thức ăn, chúng tiết ra rất nhiều men tiêu hoá, hỗn hợp này giảm âm lượng của nhu động. Giống như khi chúng ta cầm, lắc 1 chai đầy nước và 1 chai rất ít nước thì chai ít nước sẽ "ồn ào" hơn. Khi dạ dày trống rỗng trong vài giờ, nó bắt đầu tiết ra một loại hormone gọi là ghrelin.

Khi hormone này đến não, nó sẽ gây ra cảm giác đói và kích thích nhu động ở đường tiêu hóa. Mục đích để đẩy bất kì thức ăn dư thừa nào trong dạ dày xuống ruột. Kết quả chúng ta nghe rõ tiếng ùng ục khi đói.

Dạ dày kêu ùng ục hay cảm giác sôi bụng báo hiệu điều gì? - Ảnh 2

Khi nào tiếng ùng ục trở thành dấu hiệu bệnh lý?

Khi chúng ta ăn quá nhiều những thực phẩm mà cơ thể không thể tiêu hoá hoàn toàn, nhất là những thực phẩm có nguồn gốc thực vật, có thể tạo ra khí dư thừa làm khuếch đại âm thanh của nhu động ruột và cảm giác đầy bụng. Khi nhiễm trùng đường ruột hoặc ngộ độc thực phẩm, nhu động ruột tăng nhằm làm sạch ruột khiến tiếng ùng ục nhiều và to hơn.

Vậy, nếu tiếng ùng ục, cảm giác sôi bụng mà không kèm triệu chứng nào khác, đó là hiện tượng rất bình thường và vô hại của cơ thể. Chỉ khi kèm theo các triệu chứng khác như:

  • Đau bụng, cảm giác căng tức hoặc khó chịu ở vùng bụng
  • Buồn nôn, nôn mửa, chán ăn hoặc ăn không ngon miệng
  • Tiêu chảy, phân sống hoặc phân có máu
  • Khó tiêu, ợ nóng, ợ chua hoặc đầy hơi

Có thể báo hiệu bạn đang có vấn đề đường tiêu hoá do: nhiễm khuẩn, dị ứng, ung thư, stress hoặc dinh dưỡng không cân đối.

Điểm danh 6 điều tồi tệ sẽ xảy với cơ thể nếu bạn còn giữ thói quen ăn sau 7 giờ tối: Vừa tàn phá dạ dày lại gây hại cho tim mạch

Đôi khi do tính chất công việc và cuộc sống bắt buộc bạn phải ăn tối muộn. Nhưng nếu thói quen ăn tối muộn trở nên thường xuyên sẽ có tác động không tốt đến dạ dày và sức khỏe của bạn

TIN MỚI NHẤT