Chuối là một trong những loại trái cây được yêu thích nhất vì có nhiều tác dụng có lợi cho sức khoẻ ở hầu hết mọi lứa tuổi, nhưng không phải ai cũng biết được chuối càng chuyển màu thì lượng dinh dưỡng sẽ thay đổi.
- Mùa xuân sắp qua đi nhưng nhiều người vẫn bị tình trạng dễ mất sức do thời tiết, 7 'siêu thực phẩm' sau sẽ giúp tăng cường sức khoẻ và bổ sung năng lượng cần thiết
- Loại củ này không chỉ dùng để nấu canh để làm ngọt nước, mà còn có công dụng như một loại detox thải độc rất tốt cho cơ thể, đặc biệt là đối với những người ăn kiêng
Khi càng chín, chuối sẽ càng đổi màu sẫm đi. Một số người thích chuối chưa chín có màu xanh lục, cũng có những người khác lại thích chuối có vỏ màu vàng tươi và hoặc có đốm nâu.
Cũng như mỗi người có sở thích về độ chín của chuối khác nhau, ở mỗi giai đoạn chuối chín sẽ có hàm lượng chất dinh dưỡng khác nhau nên sẽ có những ảnh hưởng đến sức khỏe không giống nhau. Hãy cùng tìm hiểu tác dụng của chuối ở từng giai đoạn tác động thế nào đến sức khỏe do Daily Mail giới thiệu.
Chuối xanh
Chuối xanh rất tốt cho chế độ ăn kiêng. Chuối xanh chưa chín chứa lượng “kháng tinh bột” cao hơn 20 lần so với chuối chín, có hiệu quả cao trong quá trình giảm cân bằng cách làm chậm quá trình tiêu hóa và duy trì cảm giác no lâu hơn. Ngoài ra, chuối xanh có chỉ số đường trong máu rất thấp, chỉ ở mức 30, giúp ổn định lượng đường trong máu. Ngoài ra, chuối xanh cũng rất giàu pectin - một loại chất hoạt động như prebiotic trong đường ruột (thức ăn cho vi khuẩn có lợi cho đường ruột). Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nutrients vào năm 2019 cho thấy những người ăn một quả chuối xanh hàng ngày sẽ cải thiện sức khỏe đường ruột.
Chuối vàng
Chuối chín có màu vàng tươi giúp dễ tiêu hóa. Khi chuối chín, tinh bột được chuyển hóa thành đường và lượng kháng tinh bột ít nên dễ tiêu hóa hơn. Vì vậy, nếu bạn có vấn đề về đường tiêu hóa, đầy hơi hoặc chướng bụng, hãy lựa chọn ăn chuối vàng hơn thay cho chuối xanh. Ngoài ra, chuối càng chín thì càng có nhiều chất chống oxy hóa. Chuối chín vàng rất giàu chất dinh dưỡng chống oxy hóa như vitamin A, C, E, carotenoid và polyphenol. Đặc biệt, nó cũng chứa vitamin B6 giúp tăng cường khả năng miễn dịch nên giúp chống mệt mỏi và cảm lạnh. Chuối vàng còn chứa cả chất xơ hòa tan và không hòa tan, giúp ngăn ngừa bệnh tim và đột quỵ.
Chuối có đốm nâu
Các đốm nâu trên chuối được gọi là "Sugar Spot", có nghĩa là một lượng đáng kể kháng tinh bột đã được chuyển hóa thành đường. Khi chuối bắt đầu xuất hiện các đốm nâu, hàm lượng vitamin và khoáng chất giảm dần, hàm lượng đường cao hơn trước, vì vậy khi ăn loại chuối thế này sẽ cảm thấy vị ngọt hơn bình thường. Người ta thường nói rằng lượng calo tăng lên khi vị ngọt càng đậm, nhưng không có sự thay đổi calo vì đơn giản tinh bột chỉ trải qua quá trình chuyển hóa thành đường. Chuối ở trạng thái này rất hữu ích trong việc cải thiện khả năng miễn dịch và chống ung thư. Theo nghiên cứu của một trường đại học Nhật Bản cho thấy chuối có đốm nâu có hiệu quả tăng cường bạch cầu gấp 8 lần so với chuối xanh.
Chuối nâu
Chuối được coi là loại trái cây tạo ra nhiều ethylene sau khi thu hoạch. Ethylene là một loại hormone thực vật được tiết ra tự nhiên khi trái cây và rau quả chín, đồng thời thúc đẩy quá trình chín của thực vật. Chuối tiết ra ethylene từ phần trên cùng, và nếu ngăn chặn chất này tiết ra khắp quả chuối thì có thể làm chậm quá trình chuyển sang màu nâu. Chuối có màu nâu chín hoàn toàn đủ ngọt để có thể sử dụng thay thế cho đường, nhưng chuối ở trạng thái này đã mất đi các dinh dưỡng có lợi. Chuối bắt đầu lên men, có thể ngửi thấy mùi rượu và có thể chứa tới 0,5 g rượu trên mỗi quả chuối chín màu nâu thế này.