Đây là những thực phẩm quen thuộc của mọi gia đình, thậm chí có món còn rất tốt cho sức khỏe, nhưng nếu ăn sai có thể ‘biến’ thực phẩm thành chất độc.
- Điểm danh 5 loại thực phẩm là ‘người hùng’ giúp ngăn ngừa ung thư vú, chị em nên bổ sung thường xuyên
- Giật mình trước các thực phẩm ‘quen mặt’ lại ‘rút ngắn’ tuổi thọ của người dùng
Việc chế biến và sử dụng thực phẩm cũng rất quan trọng, nếu không món ăn ngon của bạn có thể 'biến' thành độc tố gây hại cho sức khỏe bất cứ lúc nào.
Thực phẩm có nguy cơ ngộ độc xyanua
Hạt táo
Hạt táo có chứa amygdalin, một chất khi tiếp xúc với axit dạ dày sẽ giải phóng xyanua, một chất cực độc. Ăn một lượng nhỏ hạt táo có thể gây mệt mỏi, co giật, chóng mặt, buồn nôn hoặc bất tỉnh. Tuy nhiên, tiêu thụ quá nhiều có thể dẫn đến tử vong.
Mặc dù vậy, hạt táo được bao bọc bởi một lớp vỏ bảo vệ, ngăn chặn xyanua giải phóng vào cơ thể nên nếu vô tình nuốt phải vài hạt sẽ không gây hại. Song, với trường hợp ăn khoảng 20-25 hạt đã nhai kỹ có thể gây ngộ độc xyanua, ảnh hưởng đến não bộ, hệ tuần hoàn và thậm chí tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Ngộ độc xyanua là một tình trạng nguy hiểm có thể gây tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Việc tuân thủ các biện pháp phòng ngừa an toàn thực phẩm, chế biến và bảo quản thực phẩm đúng cách là chìa khóa để bảo vệ bản thân và gia đình khỏi nguy cơ ngộ độc xyanua.
Măng tươi
Măng có thể chứa xyanua gây hại cho sức khỏe. Một nghiên cứu trên ba loại măng cho thấy hàm lượng xyanua trong măng trắng, măng trắng ngâm nước nửa ngày và măng vàng đều đáng lo ngại. Mặc dù xyanua có thể giảm dần khi măng tiếp xúc với nước, nhưng quá trình ngâm măng chua có thể làm xyanua kết hợp với các enzyme hoặc chất trong ruột người, gây ngộ độc cấp tính. Do đó, trước khi chế biến măng, cần rửa kỹ, ngâm nước nhiều giờ và luộc qua 1-2 lần để giảm nguy cơ ngộ độc.
Củ sắn
Sắn có chứa một lượng cyanogenic glycosides, một hợp chất tự nhiên có thể chuyển hóa thành xyanua khi ăn phải. Hàm lượng cyanogenic glycosides cao nhất tập trung ở vỏ sắn, phần xơ và hai đầu củ sắn. Do đó, việc gọt vỏ kỹ, bỏ hai đầu củ và phần xơ là rất quan trọng để giảm thiểu nguy cơ ngộ độc.
Các giống sắn hiện nay đã được lai tạo để giảm hàm lượng cyanogenic glycosides nhưng việc sơ chế và chế biến đúng cách vẫn là rất quan trọng. Để đảm bảo an toàn và tránh ngộ độc, bạn nên ngâm sắn trong nước vài giờ trước khi chế biến và luộc sắn kỹ có thể giúp loại bỏ một phần đáng kể cyanogenic glycosides. Bên cạnh đó, nên tránh quá nhiều sắn trong một bữa ăn vì điều này có thể làm tăng nguy cơ ngộ độc.
Dấu hiệu nhận biết ngộ độc xyanua
Khi bị ngộ độc xyanua, nạn nhân thường trải qua 3 giai đoạn: Giai đoạn đầu tiên là kích động, thở gấp, lú lẫn và cảm thấy kích động. Tiếp theo, nạn nhân sẽ khó thở, co giật và huyết áp giảm. Cuối cùng, nạn nhân sẽ bị hôn mê sâu, trụy tim, mất phản xạ và có thể dẫn đến tử vong.
Con người có thể nhiễm xyanua khi tiếp xúc ở lượng nhỏ do hít phải, tiếp xúc qua da hay ăn phải thực phẩm, những dấu hiệu và triệu chứng khi nhiễm xyanua diễn ra trong vài phút bao gồm đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, thở gấp, nhịp tim đập nhanh, cơ thể yếu ớt, bồn chồn.
Các triệu chứng ngộ độc xyanua có thể tiến triển rất nhanh khi tiếp xúc với một lượng lớn xyanua. Tiếp xúc với một lượng lớn xyanua bằng bất kỳ con đường nào (thở, hấp thụ qua da, ăn hoặc uống) cũng có thể dẫn đến mất ý thức, co giật, hôn mê và tử vong. Những người sống sót sau khi tiếp xúc nhiều với xyanua có thể bị tổn thương tim, não và thần kinh.
Những người sống sót sau ngộ độc xyanua nặng có thể bị di chứng thần kinh như có biểu hiện của parkinson, vận động chậm, co cứng cơ...