Giữ cho mình thói quen không tốt, lâu dần chúng sẽ gây hại cho sức khỏe cho bạn. Cùng điểm qua 8 thói quen xấu mà chúng ta có thể không ngờ tới.
- Thanh niên 27 tuổi ung thư thực quản giai đoạn cuối, bác sĩ tiết lộ 3 thói quen xấu
- Ung thư thực quản không tự nhiên sinh ra, 5 thói quen này chính là "mầm mống" đáng sợ
Mọi người đều biết rằng những thói quen như hút thuốc hoặc ăn nhiều đồ ăn nhanh có thể có tác động tiêu cực đến sức khỏe của chúng ta, nhưng có rất nhiều thói quen có hại ít được biết đến đã trở thành một phần trong cuộc sống hàng ngày cũng có thể mang lại những nguy cơ xấu tới sức khỏe bạn.
Theo Bright Side, cùng tổng hợp 8 thói quen hàng ngày phổ biến nhất, đang dần phá hoại sức khỏe của bạn, nên thay đổi ngay hôm nay:
1. Để ví tiền ở túi quần phía sau
Bất cứ ai mang ví đều cho rằng nơi thuận tiện nhất để giữ nó là trong túi sau quần jean của bạn. Tuy nhiên, trong khi thói quen này có vẻ thuận tiện thực chất không lành mạnh chút nào. Ngồi trên ví của bạn ngay cả trong khoảng thời gian 15 phút ngắn ngủi cũng có thể khiến cột sống của bạn thay đổi và dây chằng cột sống của bạn sẽ bị ảnh hưởng
Điều này lâu dài sẽ tạo ra sự bất đối xứng có thể phá vỡ sự liên kết bình thường của cột sống bạn. Ngồi trên ví trong thời gian dài có thể gây đau lưng mãn tính , đau thần kinh tọa và vẹo cột sống chức năng.
2. Mang đồ điện tử lên giường ngủ
Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng việc sử dụng các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ sẽ làm giảm chất lượng giấc ngủ của chúng ta. Tuy nhiên thực tế, một cuộc thăm dò do Tổ chức Giấc ngủ Quốc gia thực hiện cho thấy ước tính 89% người lớn và 75% trẻ em có ít nhất một thiết bị điện tử trong phòng ngủ.
Không chỉ thường xuyên sử dụng các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ mà còn khiến chúng ta tăng cân và gây ra mệt mỏi vào ban ngày. Nó cũng ảnh hưởng đến chất lượng học tập và công việc, mức độ căng thẳng cũng tăng theo.Tách bản thân khỏi các thiết bị điện tử trong ít nhất một giờ trước khi đi ngủ có thể cải thiện đáng kể chất lượng giấc ngủ và giữ gìn sức khỏe của bạn.
3. Ăn quá nhanh
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn nhanh và nhai thức ăn của bạn quá nhanh có thể dẫn đến một số vấn đề sức khỏe. Ăn nhanh có thể dẫn đến tăng cân với tốc độ nhanh và thậm chí có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, tiểu đường và đột quỵ.
Những người ăn nhanh cũng có nhiều khả năng ăn quá nhiều vì phải mất khoảng 20 phút kể từ khi bạn bắt đầu ăn cho não để truyền tín hiệu đầy đủ. Vì vậy, bạn có thể không kịp có cảm giác no mặc dù đã ăn đủ.
4. Đánh răng ngay sau khi ăn
Mặc dù một số người trong chúng ta có xu hướng đánh răng ngay sau khi ăn, theo nhiều nghiên cứu, bạn nên đợi ít nhất 30 phút sau khi ăn trước khi đánh răng. Răng của chúng ta được bảo vệ bởi men răng và axit được tạo ra bởi các loại thực phẩm khác nhau có thể làm mòn men răng bảo vệ này, có nghĩa là răng của chúng ta ở trạng thái yếu nhất ngay sau khi ăn.
5. Sử dụng máy sấy tay
Máy sấy tay có thể là một giải pháp thân thiện với môi trường hơn khăn giấy, nhưng chúng chắc chắn không tốt cho sức khỏe của chúng ta. Một nghiên cứu cho thấy máy sấy tay trong phòng vệ sinh công cộng lây lan mầm bệnh lên tay bạn. Cơ chế mà máy sấy tay sử dụng bằng cách thổi không khí thường dễ truyền vi khuẩn trong phòng vệ sinh.
6. Ăn quá mặn
Mặc dù muối có thể làm cho thức ăn của chúng ta ngon hơn nhưng nó thực chất lại không tốt cho sức khỏe. Lượng muối bạn tiêu thụ có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và có liên quan đến các tình trạng như huyết áp cao, bệnh tim và ung thư dạ dày.
Để tránh nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm, nên ăn một lượng muối vừa phải, tránh lạm dụng muối trong các bữa ăn, làm ảnh hưởng xấu trực tiếp đến sức khỏe.
7. Ngủ quá nhiều
Giấc ngủ là thời gian cơ thể phục hồi và tự tái tạo lại. Bạn sẽ sai lầm khi cho rằng ngủ nhiều hơn tương đương với nghỉ ngơi nhiều hơn và sức khỏe tốt hơn. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng ngủ quá giấc mang theo một số mối nguy hại cho sức khỏe.
Thời lượng ngủ phù hợp thay đổi từ người này sang người khác, nhưng điểm chung của một giấc ngủ ngon là khoảng từ 7-9 giờ . Hãy coi đây là mô hình ngủ tối ưu. để xây dựng thói quen nghỉ ngơi phù hợp. Ngủ quá nhiều một cách thường xuyên có liên quan đến tỷ lệ tử vong cao hơn, trầm cảm, bệnh tim, béo phì và suy giảm chức năng não…
8. Ngồi cả ngày
Khi mọi người làm việc, học tập và giao tiếp xã hội, thường phải thực hiện chủ yếu ở trạng thái ngồi. Ngồi quá nhiều và quá lâu có thể mang lại một số vấn đề sức khỏe mà chúng ta không nên bỏ qua. Bạn không đốt cháy nhiều calo khi ở trong tư thế ngồi, điều này có nghĩa là ngồi quá nhiều có liên quan đến các vấn đề sức khỏe như tử vong sớm, tiểu đường loại 2, bệnh tim mạch và béo phì.
Nếu công việc của bạn thường xuyên phải ngồi trong thời gian dài, hãy dành thời gian nghỉ ngơi, đổi tư thế và đi dạo có thể làm giảm các nguy cơ gây hại sức khỏe về lâu dài.