Một nghiên cứu mới cho thấy nhiều người đang mất dần hạnh phúc khi có quá nhiều thời gian rảnh rỗi, đặc biệt trong thời gian giãn cách xã hội.
- 4 nguyên tắc không thể bỏ qua nếu muốn duy trì hạnh phúc
- Tình yêu tuổi 20 thay đổi thế nào khi 30 tuổi?
Mỗi ngày chúng ta cần 3 tiếng rưỡi để nghỉ ngơi, không làm gì cả. Tuy nhiên, khi thời gian rảnh vượt quá mức đó, lợi ích đối với sức khỏe giảm đi, khiến mọi người cảm thấy tồi tệ.
Mới đây, nghiên cứu được công bố trên Journal of Personality and Social Psychology (Tạp chí Nhân cách và Tâm lý xã hội) cho thấy, quá nhiều thời gian rảnh trong ngày sẽ dẫn đến căng thẳng nhiều hơn và khiến con người giảm hạnh phúc.
Tác giả chính của nghiên cứu, phó Giáo sư Marissa Sharif cho biết: “Mọi người thường than phiền vì quá bận rộn và không có đủ thời gian nghỉ ngơi. Tuy nhiên, liệu có phải càng có nhiều thời gian rảnh thì người ta càng hạnh phúc?”.
Tất nhiên, quá nhiều thời gian rảnh rỗi không nhất thiết có hại, đặc biệt nếu mọi người hài lòng với lượng thời gian họ có và tận hưởng cách sử dụng nó.
“Cách bạn sử dụng thời gian rảnh rất quan trọng. Nếu bạn sử dụng thời gian rảnh một cách hiệu quả, điều đó có thể khiến bạn cảm thấy mình được hoàn thành công việc” - Marissa Sharif nói.
Nghiên cứu mới đã xem xét thời gian rảnh từ nhiều góc độ. Đầu tiên, các nhà nghiên cứu đã phân tích mô hình lối sống của hơn 21.000 người Mỹ. Những người tham gia này đã cung cấp một bản tường trình chi tiết về những gì họ đã làm trong 24 giờ trước đó và báo cáo về cảm giác của họ về hiện tại.
Phân tích cho thấy, khi thời gian rảnh rỗi tăng lên, cảm giác hạnh phúc của mọi người cũng tăng theo. Nhưng sức khỏe và hạnh phúc bắt đầu chững lại vào khoảng 2 giờ và sau đó giảm xuống sau 5 giờ. Kết quả từ một cuộc khảo sát khác đã củng cố những phát hiện đó.
Với thông tin này, Sharif và các đồng nghiệp đã thực hiện hai thí nghiệm. Trong lần đầu tiên, 2.250 người tham gia được chỉ định ngẫu nhiên để tưởng tượng có một khoảng thời gian rảnh nhất định - 15 phút mỗi ngày, 3 giờ rưỡi mỗi ngày hoặc 7 giờ một ngày - trong ít nhất sáu tháng. Sau đó, họ được yêu cầu báo cáo mức độ mà họ sẽ cảm thấy thích thú, hạnh phúc và hài lòng .
Những người tham gia ở cả nhóm thời gian rảnh rỗi thấp và cao cho biết họ sẽ tưởng tượng cảm giác tồi tệ hơn về mặt tinh thần so với những người ở nhóm thời gian rảnh rỗi vừa phải.
Những người thuộc nhóm có thời gian rảnh rỗi ít cho biết họ sẽ dự đoán nhiều căng thẳng hơn so với nhóm có thời gian rảnh rỗi vừa phải, những người ở nhóm có nhiều thời gian rảnh rỗi cho biết họ sẽ cảm thấy kém năng suất hơn.
Trong thử nghiệm thứ hai, các nhà nghiên cứu yêu cầu 5.000 người tham gia khác tưởng tượng có 3 tiếng rưỡi hoặc 7 tiếng rảnh rỗi mỗi ngày, cũng như họ sẽ cảm thấy thế nào nếu dành thời gian rảnh đó cho các hoạt động hiệu quả hoặc không hiệu quả.
Những người trong nhóm có nhiều thời gian rảnh rỗi cho biết họ sẽ cảm thấy mức độ hạnh phúc thấp hơn so với nhóm có thời gian rảnh rỗi vừa phải nếu họ tham gia vào các hoạt động không hiệu quả, nhưng những người tưởng tượng họ đang tham gia vào các hoạt động hiệu quả sẽ cảm thấy mức độ tương tự hạnh phúc cho dù họ thuộc nhóm có thời gian rảnh rỗi cao hay trung bình.
Phó giáo sư Sharif cho biết: "Nghiên cứu của chúng tôi chỉ tập trung vào lượng thời gian rảnh và sức khỏe chủ quan. Từ đó cho thấy, có quá nhiều thời gian rảnh ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần của một người. Tuy nhiên, nếu sử dụng thời gian rảnh cho các hoạt động có mục đích, mức độ hạnh phúc sẽ được cải thiện".
Sharif thừa nhận rằng đây là một hạn chế, nhưng nghiên cứu trước đây đã gợi ý rằng những trải nghiệm tưởng tượng, giống như những trải nghiệm được sử dụng trong nghiên cứu, có thể là một chỗ dựa tốt cho những trải nghiệm trong cuộc sống thực.