Nếu bất chợt thốt ra câu nói này khi trẻ làm phiền bạn thì đã đến lúc bố mẹ cần phải tự vấn lại chính mình.
- Nguyên tố này quan trọng không kém canxi nhưng bố mẹ ít chú ý đến, hậu quả bé chậm cao lớn
- 3 món ăn giúp trẻ tăng chiều cao, chống lại bệnh vặt vào mùa đông, toàn nguyên liệu rẻ tiền nhưng công dụng sánh ngang thuốc bổ
Trẻ nhỏ hiếu động sẽ không thể tránh được những lúc làm bố mẹ bực mình. Trong khi người lớn có rất nhiều công việc cần phải giải quyết thì con lại chỉ có một thế giới chính là bố mẹ để chơi đùa mà thôi. Thế nhưng cách thu hút sự chú ý của con đôi khi lại khiến nhiều bậc phụ huynh cảm thấy phiền hà, vô tình buông ra những câu như: "sao con người ta ngoan mà con lại hư thế".
Có thế chỉ là lời nói tức thời nhưng nó lại khiến các con phải chịu những tổn thương vô hình. Bác sĩ dinh dưỡng Anh Nguyễn, Ủy Viên Cấp Cao của Hiệp Hội Dinh Dưỡng và Y Học Lối Sống Vương Quốc Anh (BANT), người được rất nhiều phụ huynh tin tưởng trên hành trình làm cha mẹ của mình đã có những chia sẻ xung quanh câu chuyện này.
Khi đứa trẻ làm bạn bực mình và khó chịu, và cứ nhiều lần như vậy, có bao giờ bạn tự nói trong lòng: con người ta thì ...! Đó cũng là lúc bạn nên tự vấn lại mình: liệu mình đã thấy thế mạnh của con mình chưa! Tại sao lại nên làm như vậy? Một sự thật rằng mỗi đứa trẻ sinh ra đều đặc biệt. Chỉ là do chúng ta không nhìn thấy sự đặc biệt đó, hoặc do chính cách giáo dục và đáp ứng của chúng ta chưa đúng để sự đặc biệt đó được phát huy.
Tại sao cần xem trẻ là duy nhất?
Bạn mong muốn con lớn lên có cuộc sống như chúng ta hay "con hơn cha là nhà có phúc"? Có lúc chúng ta còn tự nhủ: thôi, nó phải học Tiến sĩ, kiếm tiền giỏi hơn mình chứ! Khi đặt lên bàn cân chúng ta luôn có sự so sánh hơn, thậm chí mong muốn là nhất. Nhưng, chúng ta quên rằng ngay từ lúc sinh trẻ đã là so sánh nhất vì nó là duy nhất.
Mỗi đứa trẻ có cách phát triển, cách hiểu, cách suy nghĩ, cách đáp ứng và cảm xúc theo cách riêng của trẻ. Điều mà chúng ta có thể làm là: trong sự duy nhất này, liệu đâu là điểm mạnh của trẻ, đâu là điểm yếu của trẻ. Khi đứa trẻ hiểu được điều này, thì đứa trẻ sẽ trở thành mạnh nhất.
Làm sao giúp trẻ phát huy điểm mạnh, cải thiện điểm yếu?
1. Tránh dán nhãn điểm yếu hay sự thất bại của trẻ, đặc biệt đừng so sánh, vì càng nhiều lần như vậy bạn đã tự gián tiếp ép trẻ hiểu rằng "mình đúng là như vậy!" Giúp trẻ cải thiện điểm chưa tốt không có nghĩa là phải hù, phải la, hay phải so sánh để trẻ thấy tự ái mà cố gắng. Giúp trẻ cải thiện điểm yếu là giúp trẻ hiểu nó có thể làm tốt hơn khi trẻ thực hành nó.
2. Nếu trẻ làm thất bại 1 điều gì. Nó không có ý nghĩa gì cả, chỉ đơn giản là 1 lần thực hành hay 1 lần thử, và con có thể thử lại.
3. Trong các hoạt động vui chơi, trẻ luôn có thể thử mọi thứ, trừ các hoạt động nguy hiểm không thích hợp trẻ nhỏ. Đừng nghĩ rằng đứa này nhỏ hơn thì lựa cái dễ, cái làm sẵn cho nó chơi thì dễ hơn. Điều này bạn vô tình giành đi sự sáng tạo, và giới hạn khả năng khắc phục khó khăn của trẻ. Đừng đem suy nghĩ của bạn mà giới hạn sáng tạo của đứa trẻ dưới 7 tuổi.
4. Luôn khen và khuyến khích trẻ khi trẻ làm tốt điều mà dựa trên nỗ lực của trẻ. Câu khen nên gắn với thành quả của nỗ lực, chứ đừng khen sáo rỗng như "con giỏi quá", mà nên là "Giỏi nè, con đã đặt được 2 khối gỗ lên nhau! đánh tay chúc mừng nào!"
5. Bạn khuyến khích trẻ phát huy thế mạnh, nhưng đừng làm thay hay giúp trẻ né tránh thế yếu. Mà nên dạy trẻ đối mặt với thất bại từ sớm. Càng nhỏ trẻ làm được điều này, thì khi lớn trẻ không sợ thất bại, mà biết rằng đó là sắp tới thành công!
Chắc chắn trong mỗi người cha người mẹ con cái luôn là niềm tin và niềm tự hào của họ bất kể đứa trẻ như thế nào. Vậy, tại sao chúng ta không dùng tình yêu, niềm tin, và sự tự hào này làm động lực để trẻ phát triển theo cách tốt nhất của trẻ. Vì "mỗi đứa trẻ sinh ra đã là 1 nhà khoa học với dáng dấp nhỏ bé. Hãy để trẻ tự do sáng tạo, phát triển óc tò mò và tự tin tìm lời giải đáp trong các hoạt động của mình.