Khi trẻ bắt đầu trở thành học sinh tiểu học, bài tập về nhà sẽ bắt đầu xuất hiện. Tuy nhiên có nhiều trẻ sau khi về nhà chỉ toàn chơi, đôi khi không làm bài tập về nhà. Vì thế mà có nhiều bậc cha mẹ cảm thấy lo lắng về tương lai cho những đứa trẻ như vậy.
- Cuộc chiến tinh thần của ba mẹ khi các con 'tác động vật lý' lẫn nhau sẽ không có cơ hội bùng nổ nếu áp dụng những mẹo nhỏ này để giúp anh chị em trẻ yêu thương nhau hơn
- Khi nhà trường trở thành điểm đến đáng sợ làm gia tăng tính tự kỷ ở con, ba mẹ cần làm gì để xua tan nỗi bận tâm này?
Tâm lý của trẻ không làm bài tập về nhà
Đầu tiên cha mẹ cần hiểu được tâm lý của những đứa trẻ không chịu làm bài tập về nhà. Có đôi lúc những tâm tư của trẻ không được bộc lộ rõ vì thế mà điều quan trọng cấp thiết là bạn phải hiểu được những suy nghĩ của trẻ.
Không hiểu việc học ở trường của con
Khi bạn thấy con mình không làm bài tập về nhà bạn có thể đơn giản cho rằng trẻ đang lười biếng vì không muốn học.
Tuy nhiên, một số em không làm bài tập về nhà bởi vì các em không hiểu được những gì mình đã học ở trường. Khi thấy trẻ không làm bài tập tập về nhà tốt hơn hết bạn nên tránh việc la mắng trẻ.
Trẻ muốn chơi với bạn bè hơn là học bài
Nếu như trẻ muốn làm một việc gì khác ngoài việc học, chắc chắn sẽ có nhiều trẻ sẽ sắp việc học ở phía sau. Chẳng hạn trẻ sẽ ưu tiên cho những việc như vui chơi với bạn bè hay cùng bạn chơi game.
Sẽ thật tuyệt biết bao khi được làm những gì bản thân muốn sau khi làm xong hết đống bài tập về nhà nhưng ở trẻ hầu như sẽ không chọn cách làm như vậy mà cứ để nguyên đó.
Cha mẹ nên làm gì để con có động lực làm bài?
Bạn đang tự hỏi làm thế nào mới có thể tạo động lực làm bài tập cho con cái? Đây là những gì bạn cần làm để tạo động lực cho con mình.
Tạo một môi trường dễ học tập
Thử hỏi trong phòng nơi con học bài mà có một đống truyện tranh và máy chơi game thì liệu trẻ có muốn học không? Trong một môi trường học tập như thế trẻ sẽ không thể nào tập trung vào việc học được mà sẽ lao nhanh vào đọc truyện tranh hoặc chơi game.
Trẻ em có xu hướng đặt những thứ mình yêu thích trong phòng vì vậy hãy tạo ra một môi trường để chúng có thể tập trung vào việc học.
Bắt đầu từ những bài tập dễ
Nếu trẻ không biết phải học gì và không thể giải quyết được bài tập về nhà, hãy cho chúng bắt đầu với những câu hỏi đơn giản. Cha mẹ cũng nên tiếp nhận những câu trả lời theo suy nghĩ của trẻ.
Nếu trẻ giải quyết được những vấn đề đơn giản con bạn không chỉ có được sự tự tin mà còn cảm thấy vui trong việc học. Con bạn cũng có thể chủ động làm bài khi về nhà.
Hãy dành lời khen cho trẻ sau khi làm xong bài tập
Khi con bạn chủ động làm bài tập hãy nhớ khen ngợi con nhé! Trẻ rất thích được bố mẹ khen, vì vậy trẻ sẽ có động lực thực hiện nữa. Nếu con bạn làm bài tập về nhà một cách chủ động tích cực như thế sẽ hình thành được thói quen học bài mỗi ngày ở trẻ.
Đặt mục tiêu dễ đạt được
Đặt ra những mục tiêu mà con bạn dễ đạt được là một trong những phương pháp giúp trẻ có được cảm giác thành công. Chẳng hạn bạn có thể đặt mục tiêu nhỏ như "đọc một câu chuyện ngắn" hoặc "học trong một giờ”.
Những mục tiêu nhỏ dễ đạt được khi đó trẻ sẽ có cảm giác được thành công. Trẻ sẽ cảm thấy mình hoàn thành được bài tập được giao, điều này sẽ làm tăng động lực học tập của trẻ.
Hãy khuyến khích con trẻ bằng những lời nói tích cực!
Nhiều trẻ em bỏ dở việc học khi xung quanh có nhiều thứ hấp dẫn trẻ hơn chẳng hạn như truyện tranh và trò chơi. Trong trường hợp như vậy, bạn hãy tao ra môi trường và đặt những mục tiêu nhỏ để trẻ có hứng thú với việc học.
Và khi trẻ bắt đầu tự học, điều quan trọng là nên dành lời khen trẻ. Những lời nói tích cực sẽ tiếp thêm động lực để trẻ cố gắng học tập.
Theo Hanakomama