Sữa mẹ nguồn thức ăn đầu đời của trẻ. Nó không chỉ là nguồn dinh dưỡng mà còn là sự gắn bó với người mẹ. Tuy nhiên, có một thời điểm trong cuộc đời cần bắt đầu cho bé ăn. Vậy nên cho bé ăn vào tháng thứ mấy và nên cho bé ăn thế nào?
- Những thực phẩm không nên tùy tiện cho vào bữa ăn dặm của con, cái số 1 nhiều phu huynh hay mắc phải
- Bí quyết cho bé ăn dặm giúp con cung cấp đủ sức đề kháng lại phát triển trí não một cách hiệu quả
Hiệp hội Nhi khoa Tây Ban Nha (AEPED), cho biết nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn cho đến khi trẻ được 6 tháng tuổi. Sữa mẹ cung cấp cho bé tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết và thậm chí là hơn thế nữa.
Ăn dặm là gì?
Chúng ta có thể coi việc ăn dặm là một bước chuyển tiếp để trẻ bắt đầu làm quen với các loại thức ăn ngoài sữa mẹ. Hương vị, dinh dưỡng... quá trình này rất cần thiết để chuẩn bị khi con dứt sữa.
Nếu chúng ta xem xét định nghĩa do AEPED đưa ra thì ăn dặm được coi là một quá trình mà thức ăn rắn hoặc lỏng không phải là sữa mẹ (hoặc sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh) được cung cấp cho trẻ như một loại thực phẩm hỗ trợ thêm cho sữa mẹ. Nên hiểu rằng khi quá trình ăn dặm bắt đầu bé vẫn còn bú sữa mẹ.
Khi nào nên bắt đầu cho trẻ ăn dặm?
Theo AEPED, việc cho trẻ ăn dặm nên bắt đầu từ 6 tháng tuổi và kéo dài đến năm 2 tuổi hoặc lâu hơn, vì theo các chuyên gia, trẻ bú mẹ sau 2 tuổi rất có lợi. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp ngoại lệ như trẻ không bú mẹ. Trong những trường hợp này, điều quan trọng nhất là làm theo hướng dẫn của bác sĩ nhi khoa.
Trẻ không bú sữa mẹ thường có thể bắt đầu ăn dặm ngay từ tháng thứ tư sau khi sinh. Đối với những trẻ sinh non, nên xác định rõ ràng khoảng thời gian 6 tháng tuổi đã sẵn sàng để trẻ ăn dặm chưa hay cần đợi thêm một thời gian nữa.
Các điểm mấu chốt để bắt đầu cho trẻ ăn dặm
Thời gian đầu cho ăn dặm, nên trộn hoa quả, ngũ cốc vào cháo để bé làm quen với các mùi vị. Các loại thực phẩm thích hợp khác là trứng, các loại đậu, thịt gà hoặc rau. Đối với cá, nên cho trẻ ăn cá thịt trắng trước khi trẻ tròn 1 tuổi.
Khi trẻ được 1 tuổi, cá dầu có thể được đưa vào chế độ ăn của trẻ nhưng với lượng vừa phải. Ngoài ra, bạn có thể bắt đầu cho trẻ ăn sữa chua và phô mai mềm. Các loại thực phẩm này sẽ được duy trì cho đến khi trẻ 2 tuổi và phải sau 3 tuổi thì trẻ mới có thể ăn được các loại hạt.
Tại mọi thời điểm, cần phải tuân theo lời khuyên của bác sĩ nhi khoa. Hơn ai hết, các bác sĩ sẽ hiểu rõ nhu cầu của từng em bé, sẽ có thể đưa ra lời khuyên cho cha mẹ về thời điểm bắt đầu cho trẻ ăn bổ sung và cách thực hiện tốt nhất.