Nếu các mẹ không biết phải làm gì khi trẻ 5 tháng tuổi bị ho, hãy đọc ngay bài viết dưới đây để biết thêm 5 mẹo chữa ho cực đơn giản và hiệu quả này.
- Cách nấu vịt nấu tiêu "đỉnh" nhất hệ mặt trời
- Sử dụng ngay 7 món ăn tốt cho tim mạch để sống khỏe mỗi ngày
Các mẹ thường rất lo lắng khi trẻ 5 tháng tuổi bị ho và không biết phải làm sao để chữa dứt điểm các cơn ho này. Đừng lo, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ những nguyên nhân và cách chữa ho thật hiệu quả cho bé, cùng theo dõi ngay thôi.
Các dạng ho phổ biến ở trẻ 5 tháng tuổi
- Ho khan: đây là một loại ho được gây ra do các rối loạn đường hô hấp, thường đi kèm với nhiều triệu chứng khác như sưng họng, viêm họng, khàn tiếng,…
- Ho có đờm: triệu chứng này thường xuất phát từ các vấn đề viêm đường hô hấp trên như viêm phế quản, viêm họng, viêm mũi,…trường hợp này ho thường đi kèm với đờm vàng xanh và chỉ kết thúc khi các vấn đề viêm hô hấp được trị dứt điểm.
- Ho gà: ho gà hình thành do một bệnh lý lây nhiễm bởi trực khuẩn ho gà Bordetella pertussis, người bệnh thường ho rít theo từng cơn và nôn ói, ban đều bệnh có biểu hiện giống cảm lạnh nên rất dễ bị nhầm lẫn và chuẩn đoán sai.
- Ho lưỡng thanh: là dạng ho đặc biệt mà âm thanh phát ra có âm trầm và âm cao kết hợp lẫn nhau, nguyên nhân là do dây thần kinh quặt ngược.
- Ho tắc tiếng: loại ho này không phát ra tiếng mà tạo cảm giác nghẹt âm lại, thường đi kèm với chứng mất tiếng, khàn tiếng.
Nguyên nhân khiến trẻ 5 tháng tuổi bị ho
Do mắc cảm cúm, cảm lạnh
Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây là các chứng ho ở trẻ, lại bệnh lý này thường xuất hiện khi thời tiết thay đổi hoặc sức khỏe của bé yếu đi, các vi rút gây cảm cúm dễ xâm nhập vào cơ thể gây ra các chứng ốm sốt kết hợp với viêm đường hô hấp trên. Khi mắc cảm cúm, cảm lạnh, bé sẽ xuất hiện các triệu chứng ho khan, ho có đờm, ốm sốt, sổ mũi, viêm họng,…Đề kháng của cơ thể có thể tự làm việc và khiến bệnh biến mất trong 3-5 ngày, nhưng nên có thăm khám cụ thể để chấm dứt bệnh sớm hơn.
Ho do sặc sữa
Vì trẻ còn rất nhỏ và phải bú sữa nên hoàn toàn có thể gặp phải tình trạng sặc sữa mẹ khi ti hay khi hút sữa bình. Khi xảy ra tình huống này, bé thường ho liên tục như phản xạ của cơ thể để đẩy sữa ra ngoài, có thể xuất hiện thêm hắt hơi, nấc cụt,…Lúc này bạn nên chú ý để có sự điều chỉnh giúp bé hoặc xem lại núm bình sữa có quá to làm sữa chảy nhanh không.
Bệnh ho gà
Như đã phân tích ở phần trên, cơn ho có thể xuất phát từ một loại bệnh lý truyền nhiễm do trực khuẩn ho gà (Bordetella pertussis) gây nên. Bệnh này sẽ gây ra các cơn ho rất khó chịu, ho rít lên từng cơn cùng với nôn ói. Nếu không điều trị kịp thời ho gà hoàn toàn có thể gây tử vong hoặc các biến chứng vô cùng nguy hiểm.
Khi xâm nhập vào cơ thể, trực khuẩn ho gà Bordetella pertussis sẽ tấn công các lớp niêm mạc đường thở, gây ra các chứng viêm hô hấp trầm trọng, làm hẹp và đôi khi làm nghẹt đường thở. Cơn ho gà sẽ phát ra theo từng cơn liên tiếp, tần suất nhanh dần rồi sau đó sẽ dịu lại một chút, lúc này khi người bệnh hít sâu sẽ nghe như tiếng gà gáy. Sau mỗi cơn ho, mặt của bé sẽ đỏ bừng nhưng môi tím tái, mắt sưng và tĩnh mạch quanh khu vực cổ, mặt nổi lên. Ngoài ra, khi mắc bệnh bé sẽ thường xuyên có biểu hiện thè lưỡi, mắt lồi hơn và sắc mặt biến đổi rất bất thường.
Bé bị sặc, bị hóc hoặc bị dị ứng
Ho cũng có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân rất nhỏ như bé bị sặc khi uống đồ uống hoặc bị hóc, mắc dị vật gì đó trong đường hô hấp, ví dụ như lông mèo, lông chó, bông ở đồ chơi,…Trong trường hợp này bạn nên cẩn thận và sơ cứu kịp thời để không làm nghẹt đường hô hấp ở trẻ. Biểu hiện phổ biến nhất là trẻ tái xanh do thiếu oxy, không thể há miệng to, thở hổn hển, đau hoặc ngứa đường hô hấp,…
Bên cạnh đó, bé cũng có thể bị dị ứng với một vài thứ gì đó làm xuất hiện cơn ho, chẳng hạn như lông chó mèo, mùi nước xả vải, sữa công thức, thức ăn,.…lúc này cơn ho thường đi kèm với hắt xì, sổ mũi, ngứa và có thể là phát ban.
Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên
Vì Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa nên những lần thay đổi thời tiết rất dễ gây ra các chứng bệnh về đường hô hấp trên (bao gồm mũi, họng, hầu, xoang, thanh quản). Khi bị nhiễm khuẩn và viêm ở khu vực này bé sẽ xuất hiện cơn ho khác nhau như ho khan, ho có đờm,…cùng với các chứng ốm sốt, sổ mũi, hắt hơi,….Cần đưa bé tới cơ sở y tế để thăm khám và tìm ra phương án điều trị chính xác.
Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới
Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới gây ra rất nhiều chứng bệnh nguy hiểm như viêm phổi, viêm phế quản,…Trong các trường hợp này, các biểu hiện của cơn ho thường nghiêm trọng hơn, tần suất diễn ra dồn dập và thường xuyên hơn, bên cạnh đó bệnh nhân thường thở gấp, khó thở, thở khò khè, có thể kèm theo sổ mũi, mệt mỏi.
Triệu chứng thường đi kèm với ho
Trẻ 5 tháng tuổi bị ho và sổ mũi: thường do cảm cúm, ốm sốt,…
Trẻ 5 tháng tuổi bị ho có đờm: xuất hiện do viêm đường hô hấp trên, viêm họng, cảm lạnh,..
Trẻ 5 tháng tuổi bị ho và sốt: nguyên nhân là viêm nhiễm đường hô hấp và cảm sốt,…
Đây là những triệu chứng xuất hiện nhiều nhất đi kèm với cơn ho. Vì có rất nhiều nguyên nhân gây ra các biểu hiện này nên bạn không thể kết luận ngay nguyên nhân ho mà bé mắc phải. Hãy đưa bé tới các trung tâm y tế để được khám xét chi tiết và chính xác.
Cách trị ho cho trẻ 5 tháng tuổi, những mẹo nhỏ giúp giảm cơn ho
Uống nhiều nước
Nước không chỉ đóng vai trò thanh lọc cơ thể, thúc đẩy các quá trình đào thải và chuyển hóa chất mà còn giúp làm sạch đường hô hấp. Uống nhiều nước sẽ khiến chất nhầy ở mũi, họng loãng đi, làm các cơn ho giảm đi nhanh chóng. Ngoài ra, nước còn giúp bé nhanh khỏi ốm – một trong những nguyên nhân khiến bé 5 tháng tuổi bị ho. Hãy tích cực cho bé uống đủ nước để có thể cải thiện tình trạng nhanh nhất.
Ngậm viên ngậm ho
Những viên ngậm trị ho, viêm họng, viêm phế quản được bán rất nhiều ngoài thị trường, chúng có tác dụng làm dịu các cơn ho, tiêu đờm, hỗ trợ điều trị các chứng viêm hô hấp và cảm cúm. Tác dụng của thuốc sẽ khiến cơn ho nhanh chóng thuyên giảm và biến mất. Nhưng với những vấn đề nghiêm trọng, phương pháp này sẽ không đem lại hiệu quả lớn.
Nước muối
Súc miệng bằng nước muối có thể làm sạch đường hô hấp, khiến cách dịch tại đường hô hấp loãng đi và làm giảm cơn ho cho trẻ. Ngoài ra, muối có tác dụng làm sạch đường hô hấp, súc miệng bằng nước muối mỗi ngày có thể phòng tránh mắc các bệnh ốm sốt, cảm cúm.
Hỗn hợp chanh, quế và mật ong
Đây là phương pháp trị cảm lạnh và viêm đường hô hấp rất tốt, bạn có thể chưng hỗn hợp này cách thủy hoặc sử dụng trực tiếp để làm thuyên giảm cơn ho của bé, chú ý nên sử dụng nước ấm để pha, đừng để quá nóng hay quá nguội.
Tỏi
Tỏi có tác dụng sát trùng và bảo vệ đường hô hấp rất tốt. Bạn có thể giã tỏi lấy nước súc miệng cho bé, sau vài lần sử dụng tình trạng ho sẽ được cải thiện rất đáng kể, nhưng chú ý tỏi thường có vị cay nên hãy pha loãng một chút để trẻ không khó chịu.
>>> Xem thêm:
- Gợi ý thực đơn ăn dặm cho trẻ 5 tháng tuổi: Mẹ dễ nấu, bé ăn khỏe, tăng cân nhanh
- Trẻ 5 tháng tuổi biết làm gì và nặng bao nhiêu kg là đạt chuẩn?
Sử dụng quất, chanh
Theo nghiên cứu, trong quất và chanh có chứa nhiều chất pectin, tinh dầu, đường và các vitamin. Các loại chất này đóng vai trò rất tốt trong việc chống viêm, long đờm giảm ho, bình suyễn, kháng khuẩn và kháng vi-rút. Bạn có thể đem hấp cách thủy cùng mật ong, đường phèn để tăng tác dụng và dễ thưởng thức hơn.
Trà gừng
Đông y thường coi gừng là vị thuốc giảm ho, tiêu đờm, trị cảm cúm rất hiệu quả. Bạn có thể cho bé uống trà gừng, hoặc bổ sung thêm gừng vào bữa ăn sẽ rất có lợi cho việc điều trị ho của bé đấy.
Hy vọng những thông tin vừa rồi đã đem lại kiến thức giá trị cho bạn, và giúp bạn biết nên làm gì khi trẻ 5 tháng tuổi bị ho. Chúc bạn cùng các bé sớm chấm dứt được cơn ho và có một sức khỏe thật tốt lành.