Khi nào nên cho bé ngủ riêng và phải chuẩn bị những gì?

Nuôi dạy con 25/07/2022 17:48

Theo nghiên cứu của chuyên gia, khi bé có 3 biểu hiện sau, bố mẹ hãy cân nhắc nên cho bé ngủ phòng riêng nhé!

Việc cho bé ngủ riêng quá sớm, bé sẽ sợ hãi, đòi ngủ với bố mẹ. Nhưng nếu cho bé ngủ với bố mẹ quá lâu, bé sẽ kém tự lập, phụ thuộc vào bố mẹ, dậy thì sớm. Vì vậy, thời điểm bố mẹ cho con ra ngủ riêng rất quan trọng.

Ý thức về sự riêng tư

Trước khi bé được 1,5 tuổi, bé hầu như không có cảm giác riêng tư, bố mẹ giúp bé thay quần áo, tắm rửa,… bé không hề chống cự. Nhưng khi bé được 1,5 hoặc 2 tuổi thì bé đã bắt đầu ý thức về quyền riêng tư, có nhu cầu riêng tư. Lúc này, phụ huynh cần tôn trọng bé, tạo không gian riêng tư, độc lập nhất định cho trẻ.

Khi bé có nhu cầu riêng tư, nếu cha mẹ rình mò, bé sẽ cảm thấy bất an và cảm thấy bị xâm phạm. Điều này gây bất lợi cho sức khỏe và sự phát triển tinh thần của bé. Lúc này, bố mẹ cần chuẩn bị phòng để cho bé ngủ riêng.

Bé bắt đầu có nhận thức về giới tính

Khi trẻ tò mò và bắt đầu nhận thức được về giới tính cũng là thời điểm cha mẹ tập cho con ngủ riêng.

Có khả năng tự chăm sóc bản thân ở mức độ nhất định

Ngủ riêng đồng nghĩa với việc trẻ phải tự chăm sóc bản thân. Ví dụ, trời lạnh sẽ biết tự kéo chăn đắp để bảo vệ sức khỏe hoặc tự biết giảm nhiệt độ điều hòa, điều chỉnh quạt sao cho bản thân thấy thoải mái nhất khi ngủ.

Cần chuẩn bị như thế nào?

a. Tâm lý của phụ huynh:

– Sẵn sàng tách con: việc cho trẻ ngủ riêng là một trong những cách cha mẹ tạo điều kiện để con trưởng thành, không phải là hành động bỏ rơi con như một số phụ huynh nghĩ. Nếu nhìn thấy lợi ích đó, cha mẹ sẽ cho con ngủ riêng. Để yên tâm, phụ huynh có thể đặt máy thu âm bên giường và loa bên phòng mình để tiện việc theo dõi.

Khi nào nên cho bé ngủ riêng và phải chuẩn bị những gì? - Ảnh 1
 Ảnh minh họa

– Cho giới hạn: Điều này quyết định việc trẻ có chấp nhận ngủ riêng hay tìm cách trì hoãn. Cho giới hạn là để trẻ biết điều gì được phép làm và không được phép làm. Đến giai đoạn ngủ ở phòng riêng, dù rất muốn về phòng của ba mẹ, trẻ sẽ hiểu điều đó là không được phép và chấp nhận quy định mới này.

– Cương quyết: Để hình thành một thói quen, trẻ cần thời gian để thích nghi và việc bắt đầu ngủ riêng là không dễ với trẻ. Khi bắt đầu ngủ riêng, trẻ thường có xu hướng mè nheo, nài nỉ để được về phòng ba mẹ, vì vậy giai đoạn đầu nếu phụ huynh không cương quyết, cho trẻ về phòng ba mẹ, trẻ sẽ hiểu rằng chỉ cần mè nheo, nài nỉ sẽ không phải tự ngủ một mình.

Khi nào nên cho bé ngủ riêng và phải chuẩn bị những gì? - Ảnh 2
 Ảnh minh họa

b. Chuẩn bị tâm lý cho con từng bước một:

Để dễ dàng cho trẻ lẫn phụ huynh, việc ngủ riêng cần được tách dần từng bước. Đầu tiên, phụ huynh cần trao đổi với trẻ về việc ngủ riêng này. Giải thích với trẻ về lợi ích của việc có góc riêng hoặc phòng riêng (được trang trí phòng hoặc chỗ ngủ theo ý thích, tự chọn chăn mền, đèn ngủ…). Việc trao đổi và thảo luận cùng trẻ sẽ giúp trẻ tự đưa ra ý kiến, giúp phụ huynh nắm bắt tâm lý trẻ đã sẵn sàng chưa.

c. Những giai đoạn tách con ngủ riêng:

– Giai đoạn đầu: cho con một chỗ ngủ riêng ngay bên cạnh nơi ngủ của ba mẹ.

– Giai đoạn 2: có bức màn ngăn giữa chỗ ngủ của con và nơi ngủ của ba mẹ.

– Giai đoạn 3: động viên con ngủ ở góc riêng, phòng riêng đã được chuẩn bị sẵn

(Mỗi giai đoạn 1-2 tuần, tuy nhiên không có con số cụ thể, tùy diễn tiến tâm lý của trẻ).

Phụ huynh vẫn cần duy trì những việc làm với trẻ trước khi ngủ như đọc sách, kể chuyện, trò chuyện, chơi vài trò chơi nhẹ nhàng để duy trì sự gần gũi, thân mật, giúp trẻ không cảm thấy xa cách hoặc hụt hẫng khi ngủ riêng.

Trầm cảm - một chứng bệnh gây ám ảnh với các bà mẹ sau sinh

Trầm cảm sau sinh (PND) là một tình trạng rất phổ biến gây ảnh hưởng tới 15% số những người mới làm mẹ. Khi bị trầm cảm sau sinh, phụ nữ thường có cảm giác mệt mỏi, đuối sức, lo lắng, đôi khi cảm thấy cô đơn và bị cô lập.

TIN MỚI NHẤT