Chuyên gia người Nhật nói gì về sự khác nhau về cách các ông bố tham gia chăm con tại các quốc gia trên thế giới

Nuôi dạy con 01/04/2022 19:56

Sự tham gia của các ông bố trong việc chăm con ở các nước khác nhau đương nhiên có sự khác nhau. Vậy khác nhau như thế nào? Cùng nghe câu trả lời của những cặp vợ chồng sau!

Cặp vợ chồng với chồng là người Canada, vợ là người Nhật hiện đang sống ở Canada.

Chồng: Chuyện đàn ông nuôi con là chuyện bình thường. Tôi đã rất ngạc nhiên khi biết rằng ở Nhật có một từ "Ikemen" dùng để chỉ người đàn ông rất ngầu. Việc nuôi dạy con cái và làm việc nhà là chuyện bình thường và nếu như người đàn ông không giúp đỡ vợ những công việc ở nhà rất có thể dẫn đến mối quan hệ trong hôn nhân rạn nứt trong hôn nhân hoặc sẽ ly hôn. Tôi cũng tin rằng dành không gian riêng cho hai vợ chồng cũng quan trọng. Do đó việc tạm giao con cho ông bà và cùng nhau thưởng thức một bữa tối là chuyện bình thường.

Chuyên gia người Nhật nói gì về sự khác nhau về cách các ông bố tham gia chăm con tại các quốc gia trên thế giới - Ảnh 1
Ảnh minh họa: dinhduongbabau

Vợ: Tôi thường thấy các ông bố ăn trưa với con cái với hình ảnh đẩy con trong xe đẩy. Ở Canada, mỗi hộ gia đình có con, cha mẹ có thể nghỉ phép một năm nhưng họ có thể tự do sắp xếp như vợ xin nghỉ trong sáu tháng đầu tiên còn chồng sẽ xin nghỉ trong sáu tháng tới. Việc các ông bố xin nghỉ trông con không phải là chuyện lạ ở đất nước này và không có cảm giác khó xử khi để chồng chăm con.

Cặp vợ chồng với chồng người Mỹ, vợ người Nhật

Vợ: Về cơ bản thì giống Canada nhưng tôi cảm thấy khác với Nhật Bản. Ở Nhật, tôi cảm nhận được sự giúp đỡ của các ông bố trong việc nuôi dạy con cái nhiều hơn. Ở Mỹ, chuyện hai người cùng nuôi dạy con là chuyện đương nhiên nên ở đó cũng không có ý thức “giúp đỡ” hay “chủ động giúp đỡ”.

Cặp vợ chồng với chồng là Phần Lan và vợ là người Nhật

Vợ: Tôi luôn đi cùng anh ấy đi khám thai. Khi đó là khoảng thời gian cho phép con người thoát khỏi vòng xoay công việc. Thông thường sẽ được nghỉ để chăm con sau sinh, có những trường hợp bố được nghỉ 9 tuần.

Chồng: Người chồng sẽ nghỉ việc để chăm con trong hai tuần khi đứa trẻ được sinh ra và bảy tuần sau khi người vợ có thể đi làm trở lại. Người chồng có thể xin nghỉ từ trước nhưng thời gian nghỉ việc chăm con của các ông bố có thể kéo dài ra.

Cặp vợ chồng người Trung Quốc

Vợ: Gần đây, chồng tôi rất tích cực tham gia vào việc chăm con. Tôi rất hạnh phúc. Trước đây, nam giới hiếm khi tham gia vào công việc trông trẻ. Khi tôi còn bé, mẹ tôi không chỉ là một bà nội trợ toàn thời gian mà còn phải đi làm nhưng ba tôi thi không tham gia vào việc nuôi dạy con cái.

Chuyên gia người Nhật nói gì về sự khác nhau về cách các ông bố tham gia chăm con tại các quốc gia trên thế giới - Ảnh 2
Ảnh minh họa: vnexpress.net

Tôi nghĩ việc nuôi dạy con cái là công việc chung của hai người.

Câu trả lời của Yoichi Sakakihara (người Nhật) - giáo sư Trung tâm Nghiên cứu và Giáo dục Phát triển Trẻ em

Chuyên gia người Nhật nói gì về sự khác nhau về cách các ông bố tham gia chăm con tại các quốc gia trên thế giới - Ảnh 3
Ảnh minh họa: sukusuku.tokyo-np.co.jp

Vào thời Minh Trị, một du khách người Anh tên là Isabella Bird đã từng đến thăm vùng Tohoku của Nhật Bản. Anh viết về hoàn cảnh lúc đó rằng: “Tôi rất ngạc nhiên việc một ông bố đang nuôi con”. Đã từng có một thời đại như vậy, sau đó người mẹ thường đảm nhận việc nuôi nấng con cái nhưng về sau sẽ là hai vợ chồng cùng nhau nuôi dạy con cái. Quan niệm sẽ thay đổi từng chút một tùy thuộc vào quốc gia hoặc khu vực nhưng nhìn chung tôi nghĩ hai vợ chồng cùng nhau nuôi dạy con phát triển.

Theo NHK

Bắt đầu giáo dục trẻ khi nào? 6 bài học 'bổ ích' mà cha mẹ có thể bắt đầu nuôi dạy trẻ từ khi còn sơ sinh

Rốt cuộc nên bắt đầu dạy trẻ từ khi nào? Cho dù bản thân cho rằng bắt đầu dạy trẻ sơ sinh là quá sớm nhưng chắc chắn nhiều cha mẹ quan tâm đến vấn đề này sẽ luôn tìm cách hỏi những người xung quanh nên làm thế nào.

TIN MỚI NHẤT