Bài học làm người gửi gắm trong 11 cuộc đối thoại giữa mẹ và con trai

Nuôi dạy con 25/02/2022 08:55

Nhiều bà mẹ khi nhìn thấy ánh sáng chói lọi của con cái người khác lại than thở cho sự tầm thường của con mình. Nhưng trên thực tế, không ai sinh ra đã thành thiên tài. Đằng sau mỗi đứa con ngoan là một người mẹ tuyệt vời.

Giáo sư Li Meijin từng nói: “Giáo dục gia đình là kiến thức đòi hỏi trí tuệ và kỹ năng”. Bằng những cách đơn giản nhất, người mẹ giáo dục con cái được tốt nhất. Tương lai của những đứa trẻ đó thực sự đã được định sẵn trong quá trình trưởng thành của chúng.

Cuộc đối thoại 1:

Một người mẹ đưa cậu con trai 3 tuổi đi siêu thị. Con trai muốn mua kem, mẹ đồng ý, bảo rằng cậu chỉ được chọn một chiếc, rồi ra quầy để trả tiền.

Một lúc sau, cậu con trai chạy đến, cầm trên tay hai cây kem rồi nói lí nhí: “Mẹ ơi! Con rất thích hai cái, nên muốn mua cả hai!”

Mẹ nghiêm nghị nói: “Ai không biết lựa chọn thì cuối cùng sẽ không được gì”.

Sau đó, người mẹ đặt lại cả hai cây kem, và trở về nhà với cậu con trai của mình. Từ đó trở đi, cậu bé đã học được bài học về sự lựa chọn.

Bài học làm người gửi gắm trong 11 cuộc đối thoại giữa mẹ và con trai - Ảnh 1Ảnh minh họa.

Cuộc đội thoại thứ 2:

Cậu con trai 4 tuổi được mẹ đưa đi tàu điện ngầm, cậu bé mở một chiếc bánh quy trong lúc mẹ đang nghe điện thoại.

Gọi điện thoại xong, người mẹ thấy dưới đất đầy bánh quy.

Mẹ xoa đầu con trai: “Con trai, mẹ hỏi con câu này nhé. Ở đây có một con sói xám lớn. Sau khi lên tàu điện ngầm, nó phát hiện có ba chú cừu non. Hỏi bây giờ còn bao nhiêu con cừu?”

Cậu bé tự tin trả lời: “Không có con nào, bởi vì tất cả đều đã bị ăn thịt bởi con sói xám lớn!”

Mẹ nói: “Không, còn cả ba con chứ, vì trên tàu điện ngầm không cho ăn”.

Cậu bé liền xấu hổ nói: “Vâng ạ”

Sau đó, mẹ đưa cho cậu một chiếc khăn giấy và bảo cậu ngồi xổm xuống để làm sạch tất cả các mảnh vụn bánh. Đến nay, người con trai đã học được thế nào là cách cư xử nơi công cộng từ lời nhắc nhở nhẹ nhàng của mẹ.

Cuộc đối thoại 3

Cậu con trai 5 tuổi được mẹ dẫn đi mua trái cây. Cảm thấy buồn chán nên cậu bé đã lén nghịch những quả đào, đến gần về nhà mới tiết lộ chuyện này với mẹ.

Người mẹ nghe vậy không nói gì, quay người lại dắt con trai vào cửa hàng hoa quả.

Sau khi kiểm tra kỹ, người mẹ phát hiện nhiều quả đào có dấu vết móng tay con trai. Bà giải thích lý do với ông chủ, rồi mua hết số đào “bị phá”.

Cậu con trai bối rối, còn người mẹ kiên nhẫn giải thích:

“Nếu chúng ta làm hỏng đào, người khác sẽ không muốn mua chúng. Vì vậy chúng ta phải có trách nhiệm và mua hết số đào này. Chúng ta cũng không thể lãng phí những quả đào đã được mua về. Cả nhà sẽ cố gắng ăn hết chúng đúng không con?

Bài học làm người gửi gắm trong 11 cuộc đối thoại giữa mẹ và con trai - Ảnh 2Ảnh minh họa.

Sau một tuần gia đình phải ăn đào ngày ba bữa, cậu con trai đã thấm thía bài học này.

Từ đầu đến cuối, người mẹ chưa một lần trách mắng con trai. Nhưng cậu bé đã ghi nhớ sâu sắc lỗi lầm của mình, đồng thời hiểu được ý nghĩa của việc trung thực và có trách nhiệm.

Cuộc đối thoại 4:

Khi lên 6 tuổi, cậu con trai bắt đầu ham mê bóng đá.

Chơi với lũ trẻ trong sân thôi chưa đủ, cậu muốn có một quả của riêng mình để chơi ở nhà.

Cha mẹ lưỡng lự khi biết mong muốn của con trai, vì lúc đó điều kiện gia đình còn khó khăn. Một quả bóng có giá 50 nhân dân tệ, nên cuối cùng, họ đã từ chối con trai mình.

Một ngày nọ, khi đi làm về, mẹ thấy con trai bà đang chơi một quả bóng mới ở nhà. Khi được hỏi quả bóng đến từ đâu, đứa trẻ ngập ngừng và nói rằng đó là quà của một người bạn hàng xóm.

Sau nhiều lần tra hỏi, cuối cùng cậu bé cũng thừa nhận mình đã lấy trộm tiền của gia đình để mua nó. Cậu nói nhỏ: “Chỉ có 50 tệ thôi, cha mẹ thật là keo kiệt”.

Người mẹ nghe xong thì giật mình sửng sốt, không nói được lời nào. Sáng hôm sau bà đưa con đến công trường của bố để phụ giúp việc.

Sau 3 ngày lao động, cậu con trai phải khóc đến vài lần vì lao động vất vả, cuối cùng kiếm lại được 50 nhân dân tệ để mua quả bóng.

Người mẹ nhìn con trai trong bộ dạng mệt mỏi và nói:

“Con à, khi con lớn lên, con sẽ biết được hai điều. Đầu tiên, những thứ chúng ta đặc biệt thích và muốn thường rất đắt.

Thứ hai, kiếm tiền không dễ, nhưng bao giờ cũng phải dựa vào năng lực của bản thân mà kiếm tiền, sau này mới có thể tiêu được”.

Đứa nhỏ nghe xong cúi đầu ân hận. Từ đó đã hiểu được bản thân phải vất vả mới kiếm được thứ mình thích.

Cuộc đối thoại 5:

Năm lên 7 tuổi, cậu con trai đi học tiểu học. Cậu bé tiếp thu chậm hơn những bạn khác, và thường bị giáo viên phê bình trong lớp.

Cậu con trai về nhà buồn bã hỏi: “Mẹ ơi, mẹ thấy con có ngu ngốc không?”

Mẹ lắc đầu và trả lời:

“Con ơi, con có biết không? Cuộc sống giống như nước sôi vậy. Một số chiếc nồi nhỏ thì nước sôi nhanh hơn; nhưng nếu chiếc nồi của con lớn hơn, sẽ tự nhiên sôi chậm hơn. Vì vậy, việc chậm lại một thời gian không sao cả. Con chắc chắn sẽ bắt kịp trong tương lai. Con sẽ làm được tốt hơn nữa”.

Người con trai lau nước mắt, nghiêm trang gật đầu. Sau đó, cậu bé không còn nghi ngờ bản thân, bắt đầu làm việc chăm chỉ, kết quả học tập tiến bộ từng ngày.

Bài học làm người gửi gắm trong 11 cuộc đối thoại giữa mẹ và con trai - Ảnh 3Ảnh minh họa.

Cuộc đối thoại 6:

Khi con trai 8 tuổi, mẹ dậy sớm đưa cậu đi học. Một hôm, trời đột nhiên đổ mưa lớn, hai mẹ con không bắt được taxi.

Mẹ nhìn ra ngoài cửa sổ, và đột nhiên nở nụ cười rạng rỡ với con trai: “Con trai, chúng ta cùng tham gia một cuộc phiêu lưu!”

Cô mang ủng, mặc áo mưa cho con trai và động viên: “Đừng sợ, hãy nắm chặt tay mẹ, con sẽ bắt đầu một trò chơi, chúng ta cùng nhau về đích nhé?”

Hai mẹ con lao vào mưa, thỏa thích cho những giọt mưa tí tách vào người và mặt.

Mặc dù mát mẻ như vậy, nhưng trong mắt con trai, cảm giác thả mình trong mưa và sải bước về phía trước là điều chưa từng có, và nó thực sự rất tuyệt!

Một cơn mưa lớn vào sáng sớm năm 8 tuổi, đã thành kỷ niệm trong lòng cậu bé. Đó là ký ức không thể xóa nhòa.

Sau này dù gặp khó khăn gì, chàng trai cũng coi đó như một cuộc phiêu lưu, và trái tim tràn đầy dũng khí.

Cuộc đối thoại 7:

Năm 10 tuổi, con trai bị nghi ngờ gian lận vì nói chuyện với bạn cùng lớp trong kỳ thi.

Cậu con trai không chịu thừa nhận nhưng cô giáo tức giận đã tìm đến bố mẹ cậu bé.

Người mẹ sau khi tan sở vội vàng chạy tới trường, không chào cô trước, mà thay vào đó, bà bước đến người con trai đang đứng một bên, chạm vào đầu nó, nhẹ nhàng hỏi:

“Mẹ biết tất cả mọi chuyện. Hãy nói với mẹ trước, con có lừa dối không?”

Cậu bé lau đôi mắt sưng đỏ: “Mẹ, con thật sự không có.”

Mẹ gật đầu, đối mặt với cô giáo:

“Thưa cô, tôi tin con trai tôi. Nó nói rằng nó không gian lận. Tôi sẽ nghiêm túc phê bình nó về việc trò chuyện trong khi thi. Nếu không có vấn đề gì nữa, tôi xin phép đưa con về.”

Nói xong, người mẹ cúi đầu chào cô giáo rồi dẫn con trai ra khỏi phòng.

Trên đường về, cậu con trai nắm chặt tay mẹ: “Mẹ ơi, cảm ơn mẹ đã tin tưởng con. Sau này con sẽ có ý thức hơn và sẽ không bao giờ làm mẹ thất vọng”.

Sau này, con trai làm đúng như vậy. Nó cẩn thận và tự giác hơn cho dù đang làm việc hay học tập.

Với sự tin tưởng vô điều kiện của mẹ, cậu bé đã không để mẹ của mình phải thất vọng.

Cuộc đối thoại 8:

Năm 12 tuổi, điểm số của cậu con trai ngày một tốt hơn, khát vọng thắng thua ngày càng mạnh mẽ.

Một đêm trước kỳ thi giữa kỳ, cậu đi loanh quanh trong phòng khách, tỏ ra bồn chồn lo lắng.

Con trai hỏi: “Mẹ ơi, mẹ sẽ nói gì nếu con thi trượt lần này?”

Người mẹ trả lời: “Để mẹ nghĩ xem, vậy mẹ sẽ rủ con đi ăn Pizza Hut nếu con không lọt vào top 10 nhé?”

“Thật hả mẹ, tại sao?”

“Mừng cho con vì đã mở ra một trải nghiệm mới trong cuộc sống!”

Kết quả là, cậu con trai không cười, không khóc, nhưng tâm lý thật thoải mái. Cậu thi cử suôn sẻ trong phòng thi và giành được kết quả tốt.

Cũng chính từ lúc này, người con trai bắt đầu hiểu rằng không có gì sai khi thất bại một lần, mà đó chỉ là kinh nghiệm sống.

Hơn nữa, câu trả lời của người mẹ đã cho biết rằng, dù cậu thành công hay thất bại, sẽ luôn có người yêu thương và ở bên cạnh cậu như mọi khi.

Cuộc đối thoại 9:

Năm 13 tuổi, người con trai học trung học cơ sở và trở về nhà trong kỳ nghỉ hè.

Cậu ngạc nhiên khi thấy mẹ không còn dọn phòng và giặt quần áo cho cậu. Đôi giày thể thao bẩn thỉu vẫn ở bên cạnh hồ bơi, còn mẹ thì làm ngơ.

Có lần cậu con trai đi chơi về muộn, thấy nhà không có đồ ăn, nên gọi mẹ nấu.

Mẹ nói: “Mẹ cũng mệt lắm. Mẹ phải đi làm hàng ngày. Vì sao con không phụ mẹ nấu cơm?”

Cậu con trai không biết nói gì, đành phải tự học nấu ăn. Trong suốt kỳ nghỉ, chàng thanh niên đã học tập chăm chỉ và nấu hơn chục món ăn, ngày càng trở nên độc lập hơn.

Cũng nhờ khoảng thời gian đó, cậu nhận ra rằng mẹ đã vất vả nấu ăn trong suốt những năm qua, và chàng trai đã thực sự hiểu thế nào là ân cần và biết ơn.

Cuộc đối thoại 10:

Năm 16 tuổi, cậu con trai học cấp 3 và yêu một cô gái cùng lớp.

Cô chủ nhiệm gọi điện về chuyện này, mẹ thản nhiên trả lời điện thoại, nửa tháng sau không hề đặt vấn đề gì với con trai.

Cậu con trai lo lắng, cuối cùng không nhịn được hỏi: “Mẹ ơi, sao mẹ không can thiệp chuyện tình cảm của con như những bậc cha mẹ khác?”

Mẹ cười nhẹ: “Con trai mẹ là người sống có trách nhiệm. Mẹ hiểu rõ nhất. Mẹ tin rằng con sẽ không trì hoãn việc học vì chuyện hẹn hò”.

Người con trai rất xúc động.

“Nhưng mẹ có một câu hỏi cho con, con muốn ở bên cô ấy một thời gian ngắn, hay con muốn ở bên cô ấy mãi mãi?”

Chàng thanh niên đỏ mặt: “Tất nhiên là con muốn mãi mãi.”

Mẹ gật đầu: “Con muốn ở bên cô ấy mãi mãi đúng không, vậy phải cho cô ấy một mái ấm và một tương lai, vì vậy con phải cố gắng hơn nữa!”.

Người con trai gật đầu lia lịa. Nhờ vậy, cậu không những không bỏ học mà còn học được gánh vác trách nhiệm như một người đàn ông.

Mẹ hiểu con trai mình không chỉ là người đàn ông của riêng mình

Người mẹ vẫn luôn là người tâm lý và hiểu con trai mình

Cuộc đối thoại thứ 11:

Năm 18 tuổi, con trai thi vào đại học. Phong độ của cậu ấy vẫn ổn định như ngày nào, và cậu ấy cũng giành được vị trí thứ ba trong các môn học của trường.

Buổi tối, cả nhà cùng nhau nghiên cứu, điền thông tin nguyện vọng trường đại học, cuối cùng trong lòng mỗi người đều đưa ra lựa chọn tốt nhất:

Mẹ: Trường cao đẳng hạng nhất chuyên ngành tài chính, gần nhà, tương lai có việc làm tốt;

Bố: Trường hàng đầu có ít chuyên ngành hơn để lựa chọn, nhưng trường nổi tiếng;

Con trai: Trường cao đẳng hạng nhất với chuyên ngành yêu thích và gần trường đại học mà bạn gái yêu thích.

Một gia đình ba người phát biểu ý kiến, mỗi người đều có lý do riêng.

Cuối cùng, mẹ đằng hắng:

“Thế này nhé, gia đình chúng ta là dân chủ. Mẹ nghe theo con trai mẹ, thế là 2 thắng 1, vậy thì chiểu theo nguyện vọng của con trai”.

Người con trai nhìn mẹ, nước mắt bất giác chảy dài trên khóe mắt.

Ngày em có giấy báo nhập học, nhiều bà con lối xóm nghe tin đã đến chúc mừng.

Cậu con trai cúi đầu chào mẹ trước mặt mọi người:

“Mẹ, cảm ơn mẹ. Nếu không có sự hướng dẫn của mẹ nhiều năm như vậy, con sẽ không có ngày hôm nay.”

Tôi đã thấy câu này: “Người mẹ là màu sắc mãnh liệt và cũng là người đưa đò thầm lặng của đứa trẻ”.

Mỗi lời mẹ nói và mọi việc mẹ làm đều như những giọt nước pha lê, từ từ để lộ những dấu ấn độc đáo trong quá trình trưởng thành của đứa trẻ.

Có được một người mẹ hiểu biết, khôn ngoan và có tầm nhìn xa là phúc của đời con.

Ba mẹ đã từng thấy con chơi và chăm sóc một chú gấu con thích rất nhiệt tình chưa? Có một người bạn 'tưởng tượng' như vậy có bình thường đối với trẻ em không?

Khi lớn lên, bạn có bao giờ nhớ lại mình từng có một "người bạn tưởng tượng không?". Một người bạn thân nhất, người hoàn toàn "có thật" với chỉ riêng bạn? 

TIN MỚI NHẤT