3 nỗi sợ thầm kín của cha mẹ khi về già, phận làm con mấy ai hiểu

Nuôi dạy con 24/08/2021 07:30

Cha mẹ về già sẽ có rất nhiều những nỗi bất an khó nói nhưng hầu như họ sẽ không phàn nàn gì với con cái, thậm chí dùng sự cô đơn của mình để đổi lấy hạnh phúc của con.

Sợ con cái gặp chuyện chẳng lành nhưng bản thân không giúp được gì

Khi còn nhỏ, chúng ta luôn nghĩ rằng cha mẹ là người toàn năng. Cơm nhà chưa có, mùa đông áo mỏng quá, đóng học phí, muốn đi du lịch... Chỉ cần chúng ta muốn, cha mẹ sẽ làm mọi cách giúp ta.

Cha mẹ cho bạn tất cả tình yêu của họ nhưng họ vẫn thấy mình chưa đủ tốt

Khi cha mẹ đã già yếu, thực sự không có cách nào để giúp bạn. Họ chỉ có thể lo lắng cho bạn, thường xuyên hỏi thăm tình hình của bạn. Đôi khi, họ sợ hỏi bạn đang như thế nào, vì nếu biết bạn không ổn, họ có thể làm gì để giúp bạn đây?

3 nỗi sợ thầm kín của cha mẹ khi về già, phận làm con mấy ai hiểu - Ảnh 1

Ảnh minh họa. 

Sợ làm phiền tới con cái

Nếu một ngày, bạn nhận được tin cha mẹ ốm, hẳn là họ đã ốm nặng lắm rồi. Nếu đó là một bệnh nhẹ, họ sẽ không kể cho bạn biết vì không muốn bạn thêm lo nghĩ.

Khi cha mẹ già đi, bệnh tật ập đến, họ hầu hết đều có tâm lý chịu đựng cho qua ngày đoạn tháng. Không muốn làm phiền tới con cái là suy nghĩ chung của các bậc cha mẹ. Không phải cha mẹ thường không mắc bệnh vặt, chỉ là bạn không biết mà thôi.

Sức chịu đựng của cha mẹ vô cùng mạnh mẽ, họ chăm sóc lẫn nhau để không phải nhờ cậy vào con. Kể cả có ngày, một trong hai người phải đi trước, người còn lại dù chỉ ở một mình cũng không phiền đến sống cùng bạn ở những thành phố xa xôi.

Sợ con gặp rắc rối, sợ con phải lo toan, nỗi sợ này thực chất là tình yêu thương vô bờ bến của cha mẹ dành cho con cái.

3 nỗi sợ thầm kín của cha mẹ khi về già, phận làm con mấy ai hiểu - Ảnh 2

Ảnh minh họa. 

Sợ con phật ý nên cố gắng cẩn trọng lời nói

Khi bạn nhận ra cha mẹ mình mỗi khi nói chuyện đều để ý sắc mặt của bạn, chứng tỏ họ thực sự đã già. Cha mẹ về già, khả năng diễn đạt không còn trôi chảy như xưa, họ trở nên dài dòng, lộn xộn thậm chí không biết mình đang nói gì.

Những khi bị con cái lớn tiếng “khiển trách”, cha mẹ sẽ rất buồn và lén lau nước mắt khi bạn rời khỏi.

Cha mẹ về già cũng giống như một đứa trẻ. Mọi nỗi buồn, niềm vui của bạn cũng trở thành nỗi buồn, niềm vui của họ.

Cha mẹ già rồi, cũng giống như một đứa trẻ, họ sợ hãi khi nhìn thấy khuôn mặt của bạn. Khi bạn cười, họ cười, và nếu bạn giữ mặt thẳng, họ cảm thấy khó chịu.

Cha mẹ là những người đầu tiên bạn phải bao dung và yêu thương. Bất luận họ có thế nào, có chậm một chút, có kể lể một chút, chúng ta cũng đều phải kiên nhẫn, hiếu kính và tôn trọng. Nếu một người đến cha mẹ đẻ còn không thể bao dung, người đó sẽ chẳng thể bao dung với bất kì một ai khác.

Cha mẹ đã trao cho chúng ta sinh mệnh, dốc cạn tuổi xuân để nuôi nấng ta nên người. Nếu một ngày nào đó, bạn thực sự hiểu được điều cha mẹ sợ hãi, bạn sẽ thấm những sự hi sinh của họ.

Báo hiếu và phụng dưỡng cha mẹ là bổn phận của mỗi người. Còn cha mẹ, ta còn một nơi để về. Không còn cha mẹ, thứ ta còn chỉ là một đường đi.

Một ngày nào đó, bạn sẽ không bao giờ nghe thấy mẹ gọi bạn về nhà ăn tối, bạn sẽ không bao giờ nhận được cuộc gọi từ cha mẹ nữa. Một ngày nào đó, chúng ta sẽ trở thành một đứa trẻ mồ côi, không còn người thân yêu nhất.

Có lẽ cuộc sống là một vòng tuần hoàn kỳ diệu, từ sự yếu đuối và chập chững ở độ tuổi sơ sinh, đến sự tự mãn và mạnh mẽ sau khi lớn lên, đến sự chênh vênh và cô đơn, bơ vơ ở tuổi già. Mỗi chúng ta sẽ già đi và hiện tại của cha mẹ là tương lai của chính chúng ta.

Trên đời này, không ai sinh ra để nợ ai đó và cũng không ai sinh ra để làm cha mẹ. Vì vậy, khi cha mẹ nuôi ta lớn khôn, ta nên đồng hành cùng họ đến già.

Giải trí mùa dịch bằng tivi, điện thoại: Làm gì để bảo vệ đôi mắt cho trẻ?

Trong những ngày nghỉ dịch nhiều trẻ có thói quen "dán mắt" vào màn hình... khiến cho đôi mắt trở nên yếu hơn, thị lực bị suy giảm. Làm gì để bảo vệ đôi mắt cho trẻ?

TIN MỚI NHẤT