Muôn màu chuyện nghề môi giới BĐS: Kẻ sống được, người bỏ nghề

Nhà đất 07/11/2020 05:52

Thực tế, BĐS mùa dịch bệnh hay lúc nóng sốt sẽ luôn có người làm được, người không làm được. Môi giới BĐS vốn là nghề khắc nghiệt, có tính đào thải rất cao…

Có người theo nghề môi giới gần 10 năm duy trì ở mức đủ ăn, đủ xài và dư giả chút ít. Đó là những người bám trụ được với nghề, còn lại trong nghề này, đa phần là làm được một thời gian vì lý do nào đó đã phải bỏ nghề. Và, nhất là trong lúc thị trường khó khăn như hiện nay thì sự đào thải càng trở nên khắc nghiệt hơn.

Không bán được sản phẩm, nếu chỉ trông chờ vào tiền lương không những không đủ ăn mà còn bị âm, nhiều môi giới đã bỏ nghề. Chưa kể các chi phí như đăng tin, quảng cáo, tờ rơi… trong khi không có giao dịch khiến nhiều môi giới BĐS bế tắc với chính con đường mình theo đuổi.

Kim là một người miền Trung vào học tại Sài Gòn. Sau khi ra trường Kim đi làm tại một công ty tại Bình Dương. Thấy bạn bè mua bán BĐS sôi nổi, Kim nghĩ họ làm được mình cũng làm được và chàng trai này quyết định xin nghỉ làm công ty, xin vào tại một công ty BĐS có tiếng ở Bình Dương. Thời gian đầu Kim khá tự tin vì cho rằng, người ta bán được thì mình cứ đăng tin lên thật nhiều là sẽ có khách hàng mua thôi.

Tuy nhiên khi bắt đầu vào công việc môi giới BĐS, Kim mới thấy việc kiếm khách hàng là không hề dễ dàng. Khi triển khai dự án mới thường công ty sẽ training kiến thức cơ bản về dự án, hỗ trợ Maketing quảng cáo dự án... Tuy nhiên, với hàng trăm nhân viên cùng chạy một dự án mà sản phẩm lại có hạn, Kim lại là nhân viên mới nên lượng khách hàng chưa có sẵn. Vì thế, Kim loay hoay đi tìm khách nhưng đến khi có khách thì sản phẩm đã được môi giới bán mất nếu là dự án vị trí tốt.

Khi kiếm được khách hàng thì việc dẫn khách đến xem thực tế dự án cũng cả quá trình gian nan. Bởi khi mở bán một dự án mới sẽ có rất nhiều nhân viên môi giới đến trực tại dự án, mà tâm lý khách hàng đa phần luôn tỏ ra hoài nghi và thường sẽ liên hệ với một vài nhân viên khác tham khảo về sản phẩm. N ếu thấy vị trí theo mong muốn thì khách hàng mới chốt.

Muôn màu chuyện nghề môi giới BĐS: Kẻ sống được, người bỏ nghề - Ảnh 1

Không phải ai cũng có duyên với nghề môi giới BĐS

Vì lẽ đó, vòng luẩn quẩn của môi giới BĐS là có khách lại không có sản phẩm phù hợp hoặc có sản phẩm thì lại không tìm được đúng khách. Chưa kể khi tiến hành đặt chỗ, một số môi giới khi biết trùng khách sẵn sàng "cắt máu", chuyện trích 30 - 50% hoa hồng trong ngành môi giới là rất bình thường, chưa kể có những giao dịch chỉ còn 20 - 30% hoa hồng.

Dần dần hình thành nên một thói quen không tốt bởi khách hàng họ sẽ lầm tưởng là phần bớt đó là công ty bớt nên hầu như các dự án mở bán rất ít khi môi giới được lấy chọn đủ hoa hồng. Đó cũng là một khó khăn mà môi giới BĐS gặp phải.

Trái ngược với Kim, Nam - một môi giới BĐS khu Đông Sài Gòn lại là một trường hợp cho thấy sự thành công trong bất kỳ nghề nghiệp nào ngoài sự may mắn, đi đúng hướng, đúng thời điểm còn là sự nỗ lực không ngừng nghỉ từ bản thân.

Nam kể lại, khi mới vào nghề BĐS thay vì nộp hồ sơ đại trà, Nam tìm hiểu sơ về 3 công ty mà nam nhắm đến, bởi các sản phẩm 3 công ty này đang bán nằm vị trí mà Nam thích. Sau khi tìm hiểu, Nam quyết định nộp hồ sơ vào một công ty theo bản thân Nam đánh giá là phù hợp với mình

Khi mới bước vào nghề ngoài những khó khăn như trường hợp của Kim, Nam chia sẻ, nghề môi giới không hề đơn giản bởi sự đào thải rất khắc nghiệt. Sale muốn tồn tại thì luôn phải trang bị kiến thức mới, nắm rõ địa hình, sơ đồ dự án, tổng thể quy hoạch của khu vực và các tiện ích xung quanh cả hiện tại và tương lai để cung cấp cho khách hàng....

Nam nhớ lại, lúc mới vào Nam cặm cụi đăng tin, phát tờ rơi, thiết kế web.... làm tất cả các kênh mà bất kỳ một môi giới lâu năm trong nghề nào đều phải làm. Thế nhưng, 2, 3 tháng trôi đi, Nam vẫn không có được giao dịch nào, do thời điểm này thị trường BĐS đang rất khó khăn.

Tuy nhiên nhìn các môi giới khác có có các giao dịch hàng ngày, Nam tự nhủ tại sao khó khăn các sales khác vẫn bán được hàng, còn mình lại không?.

Suy nghĩ mất ngủ mấy đêm, Nam nghĩ nếu mình đã sai thì phải nghĩ lại, và Nam nghĩ phải thay đổi suy nghĩ. Chính bản thân không thấy thị trường tốt, không có cái nhìn tích cực thì sao có thể tư vấn khách hàng được... vì thế, hàng ngày đi làm buổi sáng đăng tin tầm trưa Nam xuống nghe và học hỏi cách chốt khách từ các a chị Super sales.

Đến tháng thứ 4 vận may đã mỉm cười với Nam bởi anh đã chốt được một. sản phẩm đầu tiên, rồi các sản phẩm tiếp theo được Nam chốt khách khá dễ dàng....

Nhiều lúc trò truyện Nam còn nói đùa rằng, giờ cho anh đi bán đất anh thấy dễ hơn bán rau, chứ bán rau là anh không bán được. Gặp Nam trong 2 đợt dịch vừa qua, khi trò truyện điện thoại Nam luôn reo bởi khách hàng hỏi về sản phẩm và cần Nam tư vấn. Nam cho biết, các tháng dịch bệnh bán hàng không nhiều như lúc chưa dịch.

Nam Tiết lộ, các tháng dịch này, có tháng tầm 7-8 giao dịch, tháng nhiều nhất được 15-18 giao dịch. Còn lúc sốt thì giao dịch có thể gấp nhiều lần. Hiện Nam đang bán BĐS tại khu vực vùng ven Tp.HCM và đất nền Nhơn Trạch, Long Thành (Đồng Nai).

Nam chia sẻ, nghề nào cũng vậy, cố gắng không ngừng nghỉ, chịu khó cần cù bù thông minh thì sẽ thành công. Trong nghề môi giới BĐS, chuyện khách hàng từ chối là rất bình thường và việc tiếp xúc nhiều người khác nhau thì buộc môi giới BĐS phải luôn biết dung hòa và tiết chế bản thân cho phù hợp.

Bởi lẽ, theo Nam, khách hàng luôn là thượng đế, để các thượng đế thấy bản thân họ được nâng đúng với vị trí khi gặp là đã gây được ấn tượng tốt ban đầu rồi. Trong quá trình làm việc hãy coi khách hàng như những người thân trong gia đình khi tư vấn, bởi chỉ có sự thật thà trong kinh doanh mới bền lâu, và khách hàng có lợi thì họ sẽ tái đầu tư. Tiền của mình cũng sinh ra từ đó.

Nam cũng tiết lộ, là một môi giới BĐS Nam luôn để dòng tiền đầu tư của khách hàng xoay vòng. Dòng vốn xoay vòng càng nhiều thì mức hoa hồng Nam nhận càng lớn, chưa kể các thương vụ giới thiệu sản phẩm tốt khách hàng trúng lớn sẽ có thưởng thêm.

Thực tế cho thấy, hiện nay khá nhiều môi giới BĐS đã rời bỏ nghề vì không bám trụ nỗi do thị trường khó khăn. Nhưng bên cạnh đó cũng còn khá nhiều môi giới BĐS sống được với nghề, thậm chí sống tốt trong lúc thị trường chậm lại. Bí quyết của đa số họ là tạo được niềm tin cho NĐT, nỗ lực, học hỏi với nghề một cách nghiêm túc.

Giá nhà, đất tăng cao khiến giấc mơ mua nhà của người trẻ ngày càng xa vời

Thu nhập khó đua với giá nhà đất đó là thực tế đang diễn ra trên thị trường BĐS. Khi ước mơ mua nhà ngày càng khó thì những người trẻ cũng chỉ biết “liệu cơm gắp mắm”.

TIN MỚI NHẤT