Không phải lúc nào bạn cũng có thời gian để luôn ở bên cạnh con, tham gia tất cả các trò chơi của bé. Những lúc bố mẹ bận bịu, bé cũng cần biết tự chơi trò chơi mà không mè nhèo đòi bố mẹ tập trung sự chú ý cho mình. Làm cách nào? Hãy cùng "huấn luyện" cho con nhé!
- 10 sai lầm khiến cha mẹ phải hối hận nếu không thay đổi ngay từ ngày hôm nay
- Trấn áp cơn giận của con, bố mẹ vô tình gieo mầm xấu
Tìm bạn cho con
Trẻ em ở độ tuổi đi học nên được chơi cùng nhau. Khi có bạn, trẻ thường không cần sự can thiệp nhiều của người lớn. Nếu bạn có kế hoạch làm việc tại nhà, có thể mời một người bạn có vẻ hòa hợp với con đến và đừng quên nhắc nhở chúng về các quy tắc cơ bản.
Nghệ thuật
Các dự án nghệ thuật có thể giữ trẻ bận rộn trong nhiều giờ đồng hồ. Tuy nhiên, nếu muốn con thực hiện hoạt động này một mình, bạn phải hướng dẫn chúng tự làm và dọn dẹp. Những hoạt động nghệ thuật phổ biến cho trẻ nhỏ là vẽ, cắt dán hay chỉ đơn giản là tô màu với các bé nhỏ tuổi hơn.
Đọc sách
Mặc dù nhiều trẻ em dưới 8 tuổi có thể đọc nhưng để đọc sách trở thành một hoạt động độc lập thì trẻ cần phải đạt đến một mức độ thành thạo nhất định. Tuy nhiên, cũng có những cuốn sách không lời, nhiều tranh vẽ có khả năng thu hút bọn trẻ ở mọi lứa tuổi, trình độ đọc. Để khuyến khích việc đọc của con, bạn có thể để trẻ tự chọn sách cho mình.
Âm thanh
Với sách nói, trẻ không cần phải biết đọc. Bạn chỉ cần tải một cuốn sách từ thư viện sách nói về cho con.
Trò chơi giáo dục
Nếu có sẵn máy tính hoặc máy tính bảng, bạn có thể bật các trò chơi giáo dục cho con. Các trò chơi này không chỉ truyền đạt kiến thực mà còn cho phép trẻ vui chơi cùng một lúc.
Hộp đồ chơi
Hầu hết các bậc phụ huynh đều từng đổ cả hộp đồ chơi ra cho con với hy vọng chúng sẽ bận rộn một chút nhưng rồi lại thất vọng khi trẻ mất hứng thú chỉ trong chốc lát. Vì thế, bạn có thể đưa từng món đồ chơi một cho con. Các trò chơi sử dụng xúc xắc, bàn cờ, thẻ bài, đồ chơi xây dựng, xếp hình thường là những món đồ khiến trẻ tham gia hàng giờ liền.
Trí tưởng tượng
Hãy giúp con tạo ra những câu chuyện từ thú nhồi bông hoặc một nhân vật hành động nào đó. Với những đứa trẻ lớn hơn, bạn có thể khuyến khích trí tưởng tượng của con bằng cách gợi ý chúng xây dựng một vở kịch hoặc viết một câu chuyện của riêng mình.