Ý nghĩa việc thêm quả quất vào nước mía, thật sự uống nhiều không gây nóng?

Món ngon mỗi ngày 15/05/2024 04:55

Chỉ cần uống 2 cốc nước mía/ngày là đã đủ lượng đường được khuyến cáo dùng cho một người trưởng thành.

Lợi ích của nước mía với sức khỏe

Theo bác sĩ Huỳnh Tấn Vũ, giảng viên khoa Y học cổ truyền, Đại học Y Dược TP HCM thông tin trên VnExpress, mía còn có tên gọi khác là cây cam giá. Trong Đông y, mía được mệnh danh "thang thuốc phục mạch", dùng để thanh nhiệt, chữa suy nhược cơ thể, ho, hen, nôn mửa, tình trạng hoảng hốt, tâm thần bất định.

Còn theo y học hiện đại, nước mía rất giàu chất dinh dưỡng, gồm đường saccaro, canxi, crôm, kẽm, vitamin (A, B1, B2, B3, B5, B6, C), phytonutrient, chất chống oxy hóa, protein và chất xơ hòa tan cần thiết cho cơ thể.

Do đó, ngoài giúp giải khát, nước mía còn có nhiều công dụng rất tốt cho sức khỏe, như sau:

Ý nghĩa việc thêm quả quất vào nước mía, thật sự uống nhiều không gây nóng? - Ảnh 1
Nước mía có tác dụng tốt với sức khỏe. Ảnh: Internet

Nhờ chứa carbohydrate và các vitamin, khoáng chất, điện giải nên nhiều nghiên cứu cho thấy nước mía giúp cải thiện hiệu suất tập luyện thể dục, bù nước cho cơ thể, khôi phục năng lượng sau tập luyện và xua tan mệt mỏi.

Nước mía được xếp vào nhóm đồ uống có chỉ số đường huyết (GI) thấp. Nếu dùng vừa phải, loại nước này giúp ngăn lượng đường trong máu tăng đột biến. Song, nếu dùng quá nhiều sẽ khiến tổng lượng đường trong máu tăng lên.

Mía giàu canxi và phốt pho, giúp tăng cường men răng, giúp răng chắc khỏe và chống sâu răng. Ăn mía còn giúp ngăn tình trạng hôi miệng do thiếu hụt chất dinh dưỡng và sâu răng.

Ý nghĩa việc thêm quả quất vào nước mía, thật sự uống nhiều không gây nóng? - Ảnh 2
Nước mía là món uống bổ dưỡng. Ảnh: Internet

Nước mía là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa phenolic, flavonoid và vitamin dồi dào có thể bảo vệ, giúp cơ thể chống lại tổn thương tế bào do các gốc tự do gây ra. Loại thức uống này giúp trì hoãn dấu hiệu lão hóa, ngăn chặn tế bào ung thư, đặc biệt ung thư tiền liệt tuyến, vú. Đồng thời bảo vệ gan và điều chỉnh sắc tố da.

Với thành phần khoảng 70-75% nước, nước mía giúp phòng ngừa, loại bỏ sỏi và hỗ trợ chức năng thận, lợi tiểu, hỗ trợ điều trị nhiễm trùng tiểu. Nghiên cứu cho thấy uống nước mía với chanh và nước dừa giúp giảm cảm giác nóng rát đường tiết niệu do bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhiễm trùng tiểu, sỏi thận và viêm tuyến tiền liệt.

Vì sao nước mía lại thêm quất?

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Chuyên gia về Công nghệ thực phẩm) chia sẻ trên Báo Người Đưa Tin cho biết, khi cho quả quất vào nước mía không làm tăng độ dinh dưỡng cho loại đồ uống này, mục đích duy nhất là để dậy mùi thơm, vị chua của quất sẽ làm dịu độ ngọt của nước mía, để uống không cảm thấy gắt.

Tuy nhiên, ông Thịnh cho rằng, việc cho quất vào nước mía chỉ giúp vị giác cảm thấy độ ngọt bớt đi, chứ không làm giảm hàm lượng đường có trong cốc nước mía. Vì thế, mọi người không nên vì mát, vì thơm ngon mà dùng quá nhiều. Chỉ cần uống 2 cốc nước mía/ngày là đã đủ lượng đường được khuyến cáo dùng cho một người trưởng thành. Trong khi đường nạp vào cơ thể còn nhiều nguồn khác, nên nguy cơ dư thừa đường là rất lớn. Dùng quá nhiều đường sẽ tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, tiểu đường…

Ý nghĩa việc thêm quả quất vào nước mía, thật sự uống nhiều không gây nóng? - Ảnh 3
Nước mía nguyên chất. Ảnh: Internet

Theo khuyến cáo, mỗi người chỉ nên uống khoàng 300ml nước mía, tương đương 2 cốc/ngày (đã được pha thêm đá). Khi uống nước mía, không nên uống sát bữa ăn, vì mía nhiều đường sẽ khiến ăn không ngon miệng hoặc chán ăn thực phẩm khác. Người có bệnh tiểu đường thì không nên uống nước mía.

Lưu ý khi uống nước mía

Theo Tiền Phong, người đang uống thuốc, các loại thuốc như thuốc bổ sung, chống đông máu thì không nên uống nước mía. Bởi các loại thuốc này sẽ cản trở tác dụng của policosanol, khiến công dụng của nó trở nên vô nghĩa. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, đường chiếm 70% lượng dinh dưỡng trong nước mía, còn lại là chất béo, đạm và bột. Vì vậy, nước mía cung cấp rất nhiều năng lượng và chất dinh dưỡng, dễ gây tăng cân, béo phì. Do đó, những người đang muốn giảm cân nên hạn chế loại thức uống này để tránh "phản tác dụng".

Nước mía có tác dụng làm giảm bớt chứng nghén của phụ nữ mang thai. Tuy nhiên không nên xem nước mía như một thực phẩm chủ đạo hàng ngày. Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, phụ nữ mang thai cần bổ sung thêm rất nhiều chất từ các nguồn thực phẩm khác nhau, trong khi thành phần cơ bản của nước mía là đường. Do vậy, nạp quá nhiều đường trong thai kỳ sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, gây ảnh hưởng cho sức khỏe của mẹ và bé.

Trong nước mía có khoảng 70% là đường. Đường lại thuộc top thực phẩm “cần hạn chế” của những người mắc bệnh tiểu đường. Chính vì vậy, những bệnh nhân có tiền sử mắc căn bệnh này tốt nhất không nên uống nước mía để duy trì lượng đường huyết trong cơ thể luôn ở mức ổn định, tránh để bệnh càng thêm trầm trọng.

Không uống nước mía để lâu hoặc bảo quản trong điều kiện không thích hợp thì rất dễ là môi trường thuận lợi cho vi sinh vật gây bệnh phát triển, có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng nhiễm độc.

 

Sáng có vội mấy cũng phải “cạch mặt” 3 món ăn sáng gây ung thư bậc nhất, tiếc là những người bận rộn hay gặp phải

Đôi lúc vì bận rộn hay ngủ dậy muộn nên nhiều người hay ăn sáng qua loa, nhưng hãy nhớ tránh 3 món này vì chúng sẽ gây ung thư cực mạnh.

TIN MỚI NHẤT