Những món đồ, thức uống quen thuộc dưới đây có thể hữu ích trong việc giảm triệu chứng nóng tạo ra bởi ớt.
- Dưa chuột rất dễ ngấm thuốc, quả bị đắng: Hướng dẫn bạn cách chọn như chuyên gia, ruột non, giòn, ngọt
- Nên mua gạo cân ký hay bao đóng gói chuẩn, dưới đây là mẹo phân biệt rõ ràng trước khi bạn quyết định
Chữa bỏng da tay do cắt/thái ớt
- Sau khi cắt ớt, nếu bạn cảm thấy tay bị bỏng rát, hãy xoa tay bằng bột mì khô thay vì rửa ngay. Chà xát bột mì lên tay trong vài phút rồi rửa lại bằng nước sạch. Cách này có thể giúp giảm triệu chứng khó chịu hiệu quả.
- Rửa tay bằng nước ấm có thể giúp giảm bớt sự khó chịu do tiếp xúc với ớt. Tuy nhiên, hãy đảm bảo rằng nhiệt độ của nước không quá nóng để tránh gây bỏng. Không nên sử dụng nước lạnh vì chất capsaicin trong ớt không hòa tan trong nước lạnh.
- Khi tay bạn bị bỏng rát do tiếp xúc với ớt, hãy rửa tay bằng nước trà, sau đó dùng lá trà chà xát lên những vùng bị nóng. Thực hiện thao tác này trong vài phút, cảm giác khó chịu sẽ giảm đi đáng kể.
- Khi tay bị bỏng rát do tiếp xúc với ớt, bạn có thể bôi kem đánh răng lên các vùng bị nóng và để yên trong vài phút. Menthol – một thành phần thường có trong kem đánh răng – sẽ mang lại cảm giác mát lạnh, giúp giảm đau và ngứa. Khi kem đánh răng khô đi một chút, bạn có thể rửa sạch tay bằng nước. Nếu vẫn còn cảm giác bỏng rát, hãy lặp lại quy trình này nhiều lần.
- Ớt có tính kiềm, trong khi giấm lại có tính axit. Việc rửa tay bằng giấm có thể giúp cân bằng độ pH trên da. Nếu bạn cảm thấy bỏng rát khó chịu sau khi thái ớt, hãy đổ giấm lên tay và chà xát nhiều lần. Điều này sẽ giúp giảm thiểu kích ứng.
- Trước khi tiếp xúc với ớt, hãy làm sạch tay thật kỹ để tránh việc chất capsaicin (chất gây cay trong ớt) dính vào da. Sau khi tiếp xúc với ớt, bạn có thể thoa một ít rượu hoặc bia lên các vùng da bị kích ứng. Chất cồn trong rượu và bia có khả năng hòa tan capsaicin, giúp giảm cảm giác cay nóng.
Những mẹo an toàn trong nhà bếp
- Lau ngay nước đổ
Nếu bạn đánh đổ sữa, nước sốt hay nước trong khi đun nấu, hãy lau dọn ngay. Việc này sẽ làm giảm nguy cơ có người bị ngã do trơn trượt, và cũng giúp bề mặt bếp không bị ố bẩn.
- Thường xuyên kiểm tra các thiết bị điện
Căn bếp của bạn có thể được trang bị nhiều thiết bị điện như máy pha cà phê, ấm đun nước, lò vi sóng, tủ lạnh, máy rửa bát hoặc lò nướng. Hãy đảm bảo rằng các thiết bị này luôn được bảo dưỡng và kiểm tra vì có thể có đoạn dây bị sờn, các đầu nối bị lỏng... Bạn có thể tránh cho gia đình mình khỏi rất nhiều nguy cơ bằng cách định kỳ kiểm tra các thiết bị này.
- Không để quá nhiều thang và ghế đẩu trong bếp
Nếu nhà bạn có trẻ nhỏ hoặc nuôi thú cưng thì tránh để quá nhiều thang hoặc ghế đẩu trong bếp. Trẻ em và thú cưng có thể trèo lên thang hoặc ghế nếu chúng dễ dàng tiếp cận. Chỉ nên giữ một chiếc thang nhỏ trong bếp nếu bạn cần lấy các vật dụng ở trên cao.
- Trang bị bình cứu hỏa
Hãy trang bị bình cứu hỏa cho nhà bếp ngay cả khi nhà bạn có thiết bị cảnh báo hỏa hoạn. Bạn có thể sử dụng để chặn những vụ cháy nhỏ xảy ra trong bếp. Đây là mẹo an toàn rất hữu ích mà bạn cần thực hiện.
- Giữ giẻ và khăn lau xa bếp đun
Bạn cần đảm bảo căn bếp an toàn theo mọi cách. Điều này bao gồm cả việc bạn sắp xếp giẻ lau, khăn giấy, khăn lau và các loại khăn dùng để vệ sinh khác. Hãy đảm bảo rằng bạn đặt những đồ này trong ngăn kéo với một khoảng cách an toàn so với bếp đun để chúng không thể bén lửa.
- Để bộ sơ cứu trong bếp
Giữ một bộ sơ cứu trong bếp là rất cần thiết để bạn có thể dùng ngay khi gặp sự cố. Các bác sĩ khuyên nên có một bộ sơ cứu bao gồm kéo, gạc, băng sơ cứu, kem chống bỏng, kem khử trùng, bông gòn và một số loại thuốc cơ bản.
- Vứt những đồ bằng thủy tinh đã bị mẻ
Bạn đang dùng một cốc uống cà phê bị mẻ ở miệng? Ngăn kéo nhà bạn có mảnh kính nào bị nứt nhưng chưa vỡ hoàn toàn? Bạn nên bỏ những đồ dùng như vậy vì chỉ một vết nứt nhỏ có thể làm tay bạn bị xước, hoặc ai đó có thể bị thương khi vô tình uống hay ăn bằng những dụng cụ bị sứt mẻ.