Khi không có nải chuối đủ lớn, một số người mua hai nải ghép lại với nhau trên mâm cúng, trong khi nhiều người lại cho rằng điều này là không nên, tại sao?
- Học ngay mẹo hay cách bổ sầu riêng đơn giản chỉ trong 3 bước và cách bảo quản bao lâu vẫn ngon như mới hái
- Dưa hấu đã cắt lát nếu ăn không hết, hãy bảo quản theo cách này vừa an toàn lại không lãng phí
Ý nghĩa của chuối thắp hương
Trong văn hóa thờ cúng của người Việt thì chuối phổ biến trên ban thờ của những gia đình miền Bắc, miền Trung nhưng người miền Nam thì lại kiêng chuối.
Những gia đình thắp hương chuối do có thói quen truyền lại từ xa xưa. Chuối trở thành loại quả trung tâm trên mâm ngũ quả, là quả quan trọng nhất khó thay thế được. Với những gia đình miền Bắc, chuối như loại quả quan trọng nhất trong dịp tuần rằm lễ tết quan trọng. Chuối ở vị trí trung tâm và ôm lấy các loại quả khác.
Nải chuối dài khum khum ôm lấy các loại quả khác như biểu trưng cho che chở nâng đỡ. Chuối thể hiện sự may mắn sung túc. Thế nên đặc biệt dịp Tết các bà các mẹ đi mua chuối và khi nào mua được nải chuối đẹp thắp hương mới yên tâm mua các quả phẩm khác. Chuối mà chưa đẹp thì coi như là rất buồn. Cũng chính vì vai trò của của chuối trong mâm quả nên có một thực tế là đôi khi không mua được nải chuối to, cong như ý muốn nên nhiều người muốn dùng đinh hoặc dây ghép 2 nải nhỏ lại với nhau để chuối đủ to rộng trên mầm bồng, để ôm được đủ các quả phẩm khác.
Trong khi đó người miền Nam kiêng thờ chuối là vì chuối phát âm thành chúi mang ý nghĩa xúi quẩy nên bị kiêng kỵ. Người miền Bắc thì thắp hương chuối tiêu vì quả dài, cong ôm trọn những quả khác, còn kiêng chuối tây vì quả ngắn không đẹp về thẩm mỹ nhưng người Huế thì lại kiêng thắp hương chuối tiêu mà chỉ chọn chuối ngự, chuối sứ, quả ngắn nhưng ngon và là chuối sang trọng.
Tại sao không nên ghép 2 nải chuối để thắp hương?
Trong tâm linh phong thủy khi sắm sửa lễ thường đảm bảo nguyên tắc âm dương ngũ hành, số lẻ là số dương phát triển, số chẵn là số âm không phát triển. Việc ghép 2 nải chuối về thẩm mỹ có thể trông đẹp hơn, to hơn hoành tráng hơn nhưng lại không đảm bảo tâm linh. Việc ghép hai nải quả lại với nhau không hợp về tâm linh phong thủy, tạo ra số âm không phát triển nên không mang lại điềm báo may mắn. Mà trong các số chẵn bị kiêng nhất thì đó là số 2 và số 4.
Vậy ghép số lẻ như 3 nải chuối, 5 nải chuối được không? Thực tế ghép 3, hay 5 thì lại to và có thể dẫn tới việc dễ lỏng lẻo đổ vỡ trong quá trình thắp hương. Nên việc ghép nải chuối không đảm bảo sự an toàn. Và việc ghép nải để to hơn mang tính chất giả tạo không trang trọng. Trong thờ cúng cần nhất sự chân thành của gia chủ chứ không phải hình thức màu mè. Chuyện hình thức màu mẻ có thể qua mắt người trần nhưng không qua được thần linh. Việc ghép các nải chuối lại với nhau còn có thể khiến cho gia chủ cảm thấy không yên tâm vì sợ chúng rơi ra, lòng đã động thì trí không sáng. Việc ghép mà dùng vật kim loại thì còn gây sát khí trên ban thờ. Do đó bạn cố gắng chỉnh lại mâm ngũ quả thờ cho phù hợp hơn và chọn nải chuối phù hợp nhất hơn là ghép hai nải với nhau.
Chuối thắp hương không nên là chuối chín hẳn vì khi đó quả sẽ dễ bị rụng. Nếu để bày mâm ngũ quả thì phải chọn chuối xanh, già, quả to, xanh, căng bóng và không bị non góc cạnh. Chuối xanh mới đỡ được các quả khác, không xảy ra hiện tượng quả chuối bị gãy, những trái táo, cam... ở phía trên rơi xuống.
Tránh chọn chuối bị sứt sẹo thâm, thiếu quả. Nếu quá trình chặt buồng chuối và tách nải làm sứt sẹo, mất quả thì không nên thắp hương bằng nải chuối đó nữa vì trông nó kém thẩm mỹ, thiếu sự trang trọng, tôn nghiêm cần có của việc thờ cúng.
Dân gian cũng thường tránh những nải cong vẹo, mất cân đối vì nải chuối như vậy vừa không đẹp vừa không mang ý nghĩa tốt về phong thủy. Như đã nói ở trên, phần lớn mọi người cũng không thích nải có số quả chẵn và mất râu, cho rằng mất râu là mất lộc.
Người miền Bắc thường chọn chuối tiêu thắp hương thay vì chuối tây bởi chuối tiêu quả dài cong, ôm được nhiều trái cây khác. Một số địa phương như Huế chọn chuối sứ, chuối ngự, chuối mật để thắp hương vì đó là những loại chuối ngon tiến vua ngày xưa.
Trước khi đưa lên bàn thờ, cần rửa sạch và dùng khăn giấy sạch khô những trái chuối, tránh để nước đọng ở cuống, sẽ nhanh hỏng và thối.
Tâm linh thờ cúng chú ý điều này hơn lễ vật to
Người xưa nói lòng thành cao hơn lễ vật. Do đó khi đứng trước Phật thánh thần linh gia tiên thì điều quan trọng nhất là thành tâm gia chủ. Lễ vật có thể nhỏ có thể to tùy điều kiện nhưng phải là thành tâm sắm sửa. Việc thắp hương phải đảm bảo lễ vật là sạch sẽ, tránh là hàng đi xin, mua bán hoặc nguồn gốc không rõ ràng, khuất tất.
Khi thắp hương vật phẩm thờ cúng cần chú ý gọn gàng, kiểm tra hàng hóa phải nguyên vẹn, còn hạn dùng. Những loại trái cây, đồ thắp hương nên đặt trên cao không đặt dưới đất, không để lẫn lộn với đồ đang ăn. Trái cây tùy loại có thể rửa hoặc lau nhưng tránh việc để trái cây lấm bụi bẩn lên ban thờ.
Thông tin trong bài viết chỉ amng tính chất tham khảo!