Không thể kết hợp thực phẩm trong nấu ăn một cách vô tội vạ bởi vì chúng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dùng.
- Các tư thế yoga đơn giản lại hiệu quả để giảm đau nửa đầu mà bạn không nên bỏ qua
- Các biện pháp khắc phục tốt nhất tại nhà cho chứng ợ chua và ợ nóng giúp bạn nhanh chóng đánh bại cơn trào ngược axit dạ dày
1. Không chế biến trứng cùng tỏi
Khi tráng trứng, thường mọi người sẽ cho thêm hành để tăng hương vị cho món ăn. Những cũng có nhiểu người lại thích cho thêm tỏi khi chế biến trứng mà không hề biết rằng điều này sẽ gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe. Trứng khi ăn nhiều sẽ đầy bụng, khó tiêu. Tỏi lại mang tính nóng, có thể gây rối loạn tiêu hóa khi sử dụng lâu dài. Bên cạnh đó, tỏi còn gây kích ứng dạ dày nên với những người bị dạ dày thì càng không nên ăn nhiều tỏi.
Ngoài ra, tỏi khi phi lên chiên xào hoặc trộn trong món ăn với trứng như trứng tráng, trứng chưng... sẽ dễ gây cháy xém, hình thành nên độc tố gây bệnh cho cơ thể.
2. Không dùng trứng chung với sữa đậu nành
Nhiều người có thói quen uống sữa đậu nành khi ăn trứng ốp la hoặc trứng luộc trong bữa sáng. Tuy nhiên, một trong những điều kiêng kỵ khi kết hợp thực phẩm mà ít người biết đến là sữa đậu nành với trứng. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong sữa đậu nành có men protidaza, men này kiềm chế các protein trong trứng gà, cản trở tiêu hóa, gây đầy bụng và khó tiêu. Vì vậy, nếu sử dụng cả sữa đậu nành và trứng, hãy dùng cách xa nhau về mặt thời gian.
Ngoài ra, trong sữa đậu nành có một chất đặc biệt gọi là trypsin, khi kết hợp với protein trong lòng trắng trứng sẽ dẫn đến làm giảm giá trị dinh dưỡng. Nếu kết hợp trứng và sữa đậu nành quá thường xuyên, trong sữa đậu nành có thể sinh ra tế bào UT, gây hại cho sức khỏe.
3. Không ăn trứng và hồng cùng lúc hoặc gần nhau
Hồng và trứng đều là những thực phẩm bổ dưỡng nhưng khi kết hợp với nhau lại là một trong những nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm và viêm ruột cấp tính với các dấu hiệu chủ yếu như buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng.
Theo ThS. BS Lê Trịnh Thủy Tiên - Thành viên Hội Dinh dưỡng Lâm sàng Việt Nam, hồng có chứa tannin, có nhiều ở vỏ. Khi ăn hồng cùng với trứng là thực phẩm chứa nhiều đạm, tannin trong hồng có thể kết nối trực tiếp với chất đạm và các khoáng chất tạo thành các phân tử không tan và khó phân hủy, dễ gây viêm ruột.
4. Không uống nước trà sau khi ăn trứng
Nhiều người có thói quen uống trà hoặc nước chè đặc sau bữa ăn vì cho rằng nước trà giúp sạch miệng và giúp hỗ trợ tiêu hóa. Tuy nhiên, uống trà ngay sau khi ăn trứng lại thực sự không tốt cho sức khỏe. Vì trà chứa nhiều axit tannic kết hợp với protein sẽ tạo thành protein axit tannic, làm chậm hoạt động của nhu động ruột. Làm cho phân sẽ bị lưu trữ lâu trong ruột gây táo bón, tăng nguy cơ tích trữ các chất có hại cho cơ thể.