Những thứ này bạn thường quên khi dọn dẹp nhà cửa trước Tết vì còn bận rộn để ý tới những thứ khác.
- 8 cách bạn lãng phí tiền điện đầy "hồn nhiên" không thể ngờ tới
- Học lại 10 mẹo nhỏ cực hữu ích từ “thời ông bà anh”
1. Thớt
Thớt là vật dụng bắt buộc trong mỗi căn bếp. Tuy nhiên, nếu chúng không được làm sạch cẩn thận, chúng có thể khiến sức khỏe của gia đình bạn gặp nguy hiểm. Bạn nên có nhiều loại thớt khác nhau để phù hợp cho mỗi nhóm thực phẩm.
Khi dọn dẹp trước Tết, bạn nên làm sạch tất cả chúngbằng chất tẩy rửa diệt khuẩn. Một điều quan trọng nữa là phải làm khô chúng thật kỹ để tránh độ ẩm tạo điều kiện cho vi sinh vật sinh sôi nảy nở.
Để đảm bảo rằng bạn thực sự đã loại bỏ được tất cả vi khuẩn còn bám trên bề mặt nên rửa bằng chanh và muối. Cả hai thành phần này nên được làm sạch ít nhất 5 phút trên thớt. Sau đó, bạn có thể lau bằng khăn giấy.
2. Đồ dùng bằng gỗ
Gỗ là một vật liệu dễ bám cặn thức ăn và nước. Chính vì những lý do này mà đồ dùng bằng gỗ cần được làm sạch liên tục. Tuy nhiên, vì thường xuyên sử dụng nên nhiều người lại quên phải tổng vệ sinh chúng trước Tết. Hãy nhớ làm sạch những đồ dùng bằng gỗ trong căn bếp của bạn nhé.
3. Rèm trong phòng tắm
Nấm mốc là kẻ thù bạn muốn ngăn chặn khỏi tất cả các không gian sống. Việc phát hiện một số vết bẩn trong phòng tắm là khá phổ biến do độ ẩm, thông gió kém và thay đổi nhiệt độ thường xuyên. Trước Tết hãy vệ sinh rèm phòng tắm để loại bỏ cặn xà phòng và giữ cho khu vực này được thông thoáng nhằm loại bỏ hơi ẩm và hơi nước ngưng tụ, ngăn chặn nấm mốc sinh sôi nảy nở để đón một năm mới tốt lành hơn.
4. Khăn lau bát đĩa và bọt biển trong nhà bếp
Thông thường, các khu vực lưu trữ hoặc chế biến thực phẩm có nhiều vi khuẩn và ô nhiễm hơn những nơi khác trong nhà. Hơn 75% bọt biển và khăn lau bát đĩa đang chứa các tác nhân gây bệnh. Khi Tết đến, bạn bận rộn dọn dẹp nhà cửa và thường quên những món đồ nhỏ này. Thực chất đây mới chính là nơi nhiều vi khuẩn nhất mà bạn cần phải nhớ.
5. Gối
Theo Natalie Barret, người giám sát vệ sinh và chuyên gia tại Nifty Cleaning Services cho biết, gối nên được giặt 3 đến 6 tháng một lần. Tùy thuộc vào loại và số lượng mồ hôi của mỗi người, nên giặt chúng ít nhất hai lần một năm. Nhưng trong những trường hợp đặc biệt, có thể cần vệ sinh thường xuyên hơn, chẳng hạn như nếu bạn đổ mồ hôi nhiều vào ban đêm.
Trước Tết là thời điểm hợp lý để bạn vệ sinh các loại gối trong nhà. Đừng để khách đến chơi nhà phát hiện chiếc gối tựa lưng của gia đình quá bẩn.
6. Lớp cao su tủ lạnh
Đây thường là nơi bạn dễ quên khi vệ sinh tủ lạnh. Tuy nhiên, đó có thể là một sai lầm lớn vì nó chứa lượng ẩm và bụi bẩn lớn nhất. Khu vực này sử dụng lớp đệm kín duy trì độ lạnh bên trong tủ lạnh bằng cách ngăn không cho nó thoát ra ngoài.
Nhưng không vệ sinh có thể ảnh hưởng đến việc bảo quản thực phẩm và khiến thực phẩm bị hư hỏng trước thời gian. Vì vậy, bạn nên làm sạch lớp cao su tủ lạnh hai lần một năm bằng miếng bọt biển, kết hợp nước và xà phòng rửa bát.