Theo chia sẻ từ Indian Times, các nhà nghiên cứu đã chứng mình rằng có những loại thực phẩm sẽ mất đi chất dinh dưỡng, mau hư hỏng khi bảo quản trong tủ lạnh.
- Hội chị em nên tránh 7 điều 'đáng quan ngại' này khi giặt ủi
- Mẹ hai con Hà Thành mách bí quyết 'đánh bay' mọi vết dầu mỡ của các loại xoong nồi
Hiện nay, các gia đình đều thường bảo quản tất cả các thực phẩm tươi, sống trong tủ lạnh. Thế nhưng không phải thực phẩm nào cũng thích hợp bảo quản trong tủ lạnh, mỗi loại thực phẩm đều có cách bảo quản khác nhau. Trong thực tế, đối với một số loại thực phẩm cũng vậy nếu cho vào tủ lạnh sẽ khiến chúng mất đi chất dinh dưỡng, hương vị và mau hỏng. Dưới đây là 21 loại thực phẩm bạn không nên để trong tủ lạnh mà phải bảo quản ở nhiệt độ thường.
1. Cà chua
Nếu bảo quản trong tủ lạnh, cà chua sẽ mất đi hương vị và giá trị dinh dưỡng. Để ngăn chúng trở nên chín đều và giữ được hương vị vốn có, bạn nên để cà chua bên ngoài tủ lạnh.
2. Chuối
Loại trái cây này cần nhiệt độ vừa phải để có thể chín. Tuy nhiên, chuối đặt trong tủ lạnh với nhiệt độ thấp sẽ lâu chín, dễ bị thâm đen, mềm nhũn. Bạn nên ưu tiên để ở ngoài trời, nơi khô ráo và bọc ở phần cuống để chuối có "tuổi thọ" cao hơn.
3. Bơ
Sau khi mua về, các quả bơ thường xanh và chưa chín hẳn. Vậy nên, những quả bơ xanh trong tủ lạnh sẽ lâu chín, mất đi hương vị vốn có, không ngon và bùi như những quả bơ để bên ngoài. Bơ sẽ ngon và chín tự nhiên khi bạn bảo quản ở nơi khô ráo bên ngoài nhiệt độ thường.
4. Dưa hấu
Nếu dưa hấu chưa bị cắt ra, bạn không nên cho vào tủ lạnh bảo quản. Nhiệt độ thấp của tủ lạnh sẽ làm dưa hấu mất đi một số chất chống oxy hóa và các thành phần dinh dưỡng ban đầu cũng bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, dưa hấu đã được cắt thành miếng, bạn mới nên đặt vào trong tủ lạnh và bọc kín để dưa không không tiếp xúc trực tiếp vi khuẩn.
5. Cà tím
Cà tím là loại thực phẩm "nhạy cảm" với nhiệt độ và có thể gây hại nếu để lâu trong tủ lạnh. Nhiệt độ dưới 10°C có thể khiến cà tím mau hỏng và mất đi hương vị ban đầu. Chúng nên được bảo quản ở nhiệt độ phòng và tránh xa các loại trái cây và rau quả khác.
6. Mật ong
Mật ong có thể để được trong nhiều năm chủ yếu là nhờ vào lượng đường bên trong. Khi để trong tủ lạnh, mật ông sẽ bị đông đặc, biến chất và hao tổn chất dinh dưỡng vốn có Điều tuyệt vời của mật ong thật là nó có thể được giữ vô thời hạn và không cần phải để trong tủ lạnh.
7. Tỏi
Tỏi không nên cho vào tủ lạnh bởi nhiệt độ thấp sẽ kích thích nảy mầm, mềm ướt và nhanh thối hỏng. Đây là một loại thực phẩm cần bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát và không có độ ẩm.
8. Socola
Khi chúng ta nhìn thấy một lớp màng trắng trên socola sau khi được để trong tủ lạnh, chúng ta thường nghĩ rằng đó là nấm mốc. Trên thực tế, socola có chưa chất béo tự nhiên nên socola sẽ bị phủ một lớp phấn trắng khi bảo quản không đúng nhiệt độ. Do đó, tốt nhất là bạn nên bảo quản ở một nơi khô ráo và tránh khỏi ánh sáng mặt trời.
9. Khoai tây
Khoai tây ngon nhất khi được bảo quản ở nơi khô ráo và thoáng mát. Nhiệt độ trong tủ lạnh sẽ khiến tinh bột bị hao hụt khiến khoai tây có vị sần sật, thậm chí còn ngọt. Đồng thời, vỏ ngoài có thể bị thâm đen một cách nhan chóng.
10. Dưa lưới
Cũng như dưa hấu, các loại dưa phải được cắt nhỏ và cho vào tủ lạnh để làm mát thì mới có thể thưởng thức được. Song, trước khi bổ ra, dưa lưới nên được bảo quản ở nhiệt độ phòng.
11. Húng quế
Giữ húng quế trong tủ lạnh không phải là một lựa chọn tốt, vì nó có nguy cơ hấp thụ mùi và héo rất nhanh. Do đó, bạn có thể bảo quản bằng cách ngâm rễ của nó trong một cốc nước.
12. Hành tây
Hành tây thường sẽ trở nên mềm nhũng và bị mốc nếu bảo quản trong tủ lạnh. Chúng sẽ giữ được độ tươi lâu hơn khi được giữ ở nơi khô ráo.
13. Trứng
Như ở siêu thị, trứng không nên cho vào tủ lạnh mà đặt chúng ở nơi khô ráo để bảo quản tốt hơn.
14. Dâu tây
Khi tiếp xúc với không khí lạnh, dâu tây mất chất tạo ngọt và trở nên úng nhão. Bảo quản chúng ở nơi thoáng và tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào.
15. Loại quả hạch
Cũng như nhiều loại trái cây, quả hạch cho vào tủ lạnh không phải là giải pháp tốt nhất. Quả xuân đào, đào và mơ có thể bị mất chất dinh dưỡng khi bảo quản ở nhiệt độ thấp. Những loại quả này hãy để bên ngoài bởi chúng sẽ chín tự nhiên, ít chua và ngọt hơn.
16. Dưa chuột
Vỏ ngoài của dưa chuột khá là "ghét" cái lạnh và sẽ héo rất nhanh. Vậy nên, khi bạn để dưa chuột vào tử lạnh, bạn nên bọc một lớp khăn giấy, bỏ vào hộp hoặc túi bóng để giữ được độ giòn của nó.
17. Cà phê
Cà phê cần được đặt ở nơi khô ráo và tránh nhiệt để giữ được độ tươi ngon nhất có thể. Hạt cà phê nên được bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh nhiệt, độ ẩm và ánh sáng mặt trời chiếu vào trực tiếp.
18. Bánh mì
Nhiệt độ lạnh có thể sẽ làm khô nhiều loại thực phẩm. Trong đó, bánh mì sẽ nhanh bị khô và thiu nếu để trong tủ lạnh. Nó cũng trở nên mềm nếu để quá lâu trong môi trường lạnh.
19. Bơ đậu phộng
Bơ đậu phộng nên được bảo quản ở nhiệt độ phòng bởi nó sẽ khô và cứng nếu được bảo quản trong tủ lạnh. Đối với bơ đậu phộng dạng kem, bạn nên bảo quản ở nơi khô ráo và không có ánh sáng chiếu vào.
20. Tương cà
Hầu hết các chai tương cà sẽ yêu cầu bạn để trong tủ lạnh sau khi mở, nhưng sản phẩm này thường chứa đủ chất bảo quản để ngăn hư hỏng mà không cần phải để lạnh. Cụ thể như nhiều nhà hàng đã để chai tương cà trên bàn trong thời gian dài.
21. Cam
Cam có tính axit cao nên có thể bị hỏng nếu giữ trong nhiệt độ lạnh, có thể hấp thụ mùi của các loại thực phẩm khác, lớp vỏ cũng trở nên xỉn và đổi màu nếu để lạnh quá lâu. Vậy nên, việc bảo quản cam ở nhiệt độ phòng là hợp lý nhất.
Với những loại thực phẩm kể trên, bạn không nên bảo quản trong tủ lạnh. Khi không bảo quản ở nhiệt độ thấp, thực phẩm tươi mới sẽ không mất đi hương vị, các dưỡng chất ban đầu và quan trọng là không làm ảnh hướng đến sức khỏe của bạn và gia đình.