Đặt một đồng xu vào tủ lạnh trước kỳ nghỉ dài, 3 điều bất ngờ xảy ra khiến bạn trầm trồ

Mẹo vặt trong bếp 23/04/2024 04:59

Trước khi nghỉ lễ, bạn có thể làm theo cách sau để kiểm tra thực phẩm trong tủ lạnh nhà bạn.

Những nguy cơ có thể xảy ra với tủ lạnh

- Để đồ uống có gas trong tủ lạnh, khi các đồ này bị đông lạnh, thể tích của nó sẽ tăng lên khiến lon bị biến dạng, đến khi lớp vỏ lon không thể chịu nổi áp lực bên trong sẽ phát nổ. Tương tự, bia, rượu cũng là chất dễ cháy nổ khi để trong ngăn đá tủ lạnh, vì chúng có chứa cồn nên rất dễ bị cháy nổ trong trường hợp có sự cố.

- Tủ lạnh đã quá cũ hoặc do sửa chữa hàn xì, thay gas nhiều lần nên có cặn bẩn gây tắc ống mao nối từ dàn ngưng đến dàn bay hơi, giảm khả năng làm mát, dẫn đến áp suất hệ thống quá cao, dễ cháy nổ. Ngoài ra, do máy nén là loại kín nên các cuộn dây điện có thể bị chập, chạm, gây ra tia lửa điện và làm gas bắt lửa…

Đặt một đồng xu vào tủ lạnh trước kỳ nghỉ dài, 3 điều bất ngờ xảy ra khiến bạn trầm trồ - Ảnh 1
Tủ lạnh của các gia đình. Ảnh: Internet

- Tủ lạnh phát ra tiếng ồn

Một ngày đẹp trời, tủ lạnh nhà bạn phát ra tiếng ồn hoặc âm thanh kì lạ thì nhiều khả năng thiết bị đã gặp hư hỏng. Những vị trí có thể xuất hiện tiếng động bao gồm:

+ Bên dưới tủ lạnh: Do đĩa hứng nước thải bị lệch nên rung và phát ra âm thanh. Bạn có thể kéo khay ra để kiểm tra và thay thế.

+ Đằng sau tủ lạnh: Nguyên nhân có thể do quạt ngưng tụ hoặc máy nén bị hư hỏng. Với lỗi này, bạn nên liên hệ trung tâm bảo hành để được hỗ trợ.

+ Trong tủ lạnh: Quạt dàn lạnh bị hỏng gây ra tiếng cót kẹt hoặc lạch cạch, cách giải quyết duy nhất là thay thế linh kiện mới.

- Bên ngoài tủ lạnh nóng bất thường

Dàn nóng của tủ lạnh được lắp đặt ở hai bên hông. Trong quá trình tủ lạnh hoạt động, chất làm lạnh lưu thông trong đường ống dẫn và tỏa nhiệt ra bên ngoài. Do đó, tủ lạnh nóng lên là hiện tượng bình thường.

Nếu nhiệt lượng tăng cao bất thường, chứng tỏ thiết bị đang gặp sự cố. Nguyên nhân có thể do gioăng cao su ở cánh tủ bị hở khiến khí lạnh thoát ra ngoài, máy nén phải tăng công suất hoạt động để giữ nhiệt độ ổn định. Ngoài ra, thời tiết nóng bức, đặc biệt vào mùa hè cũng là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này.

Khi thấy tủ lạnh nóng bất thường, bạn hãy kiểm tra gioăng cao su và thay thế nếu cần thiết. Đồng thời, hãy đặt tủ ở nơi thoáng mát, tránh các nguồn nhiệt khác như bếp ga, nồi chiên không dầu… Nếu tình hình không cải thiện, bạn nên liên hệ với trung tâm bảo hành để được hỗ trợ tại nhà.

Đặt 1 đồng xu khi không ở nhà 1 thời gian dài

Ai cũng muốn ngăn tủ lạnh của mình sẽ được bảo đảm trong trạng thái tốt nhất khi không sử dụng một thời gian. Đặc biệt trong những dịp lễ, vậy bạn hãy làm theo cách sau để kiểm tra nhé.

Trước khi ra khỏi nhà cho mỗi kỳ nghỉ dài, hãy chuẩn bị một cốc đá và đặt một đồng xu vào đó, sau đó đặt cốc vào ngăn đá của tủ lạnh. Việc này không chỉ giúp bạn kiểm tra xem có xảy ra sự cố điện trong thời gian bạn vắng nhà không mà còn đánh giá được mức độ ảnh hưởng của nó đối với thực phẩm trong tủ. Sẽ có 3 trường hợp xảy ra:

Nếu đồng xu vẫn nổi trên bề mặt cốc nước: Tủ lạnh hoạt động bình thường, không có sự cố cúp hay ngắt điện đột ngột và thực phẩm vẫn có thể sử dụng được.

Đặt một đồng xu vào tủ lạnh trước kỳ nghỉ dài, 3 điều bất ngờ xảy ra khiến bạn trầm trồ - Ảnh 2
Đặt một đồng xu trong tủ lạnh trước mỗi kỳ nghỉ dài, điều kỳ diệu xảy ra, ai cũng muốn học theo. Ảnh: Internet

Nếu đồng xu lơ lửng giữa cốc nước: Tủ lạnh của bạn đã ngừng hoạt động và mất điện trong một thời gian ngắn. Đồ ăn có thể vẫn còn an toàn để sử dụng, nhưng bạn cần kiểm tra kỹ lưỡng trước khi ăn.

Nếu đồng xu vẫn nổi trên bề mặt cốc nước: Tủ lạnh hoạt động bình thường, không có sự cố cúp hay ngắt điện đột ngột và thực phẩm vẫn có thể sử dụng được.

Nếu đồng xu vẫn nổi trên bề mặt cốc nước: Tủ lạnh hoạt động bình thường, không có sự cố cúp hay ngắt điện đột ngột và thực phẩm vẫn có thể sử dụng được.

Nếu đồng xu chìm xuống đáy cốc nước: Tủ lạnh đã ngừng hoạt động trong một khoảng thời gian dài, dẫn đến việc đá trong tủ lạnh tan chảy hoàn toàn và đồng xu chìm xuống đáy. Có khả năng thực phẩm trong tủ đã bị hỏng vì không được bảo quản lạnh.

Mẹo giữ tủ lạnh lâu bền

- Vặn tủ lạnh ở nhiệt độ "max volum" là điều không cần thiết, đây cũng chính là 1 trong 10 nguyên nhân khiến tủ lạnh "hút" tiền điện. Hãy điều chỉnh và đặt nhiệt độ phù hợp theo lời khuyên của các chuyên gia: Duy trì ngăn lạnh ở nhiệt độ khoảng 2 – 4 độ C và ngăn đông khoảng -15 độ C.

- Nếu chưa có ý định cấp đông đồ ăn/thức uống trên ngăn đá thì bạn cũng không nên bỏ trống. Thay vào đó, hãy đặt thật nhiều chai nước, điều này vừa giúp bảo vệ tuổi thọ của tủ lạnh vừa giúp tiết kiệm điện hiệu quả.

- Bạn nên đặt tủ lạnh ở nơi thông thoáng, không đặt cạnh bếp từ/bếp gas/lò vi sóng hoặc nơi có ánh sáng mặt trời chiếu vào. Lý do là vì nhiệt độ xung quanh truyền vào tủ lạnh sẽ ảnh hưởng đến khả năng tản nhiệt, gây hao phí nguồn điện. Ngoài việc chọn địa điểm phù hợp, bạn nên ghi nhớ thêm chi tiết quan trọng: Phải đặt tủ lạnh cách tường ít nhất 10cm để đảm bảo sự thoát nhiệt cho tủ.

- Nhiều người thường quên đóng cửa tủ hoặc đóng nhưng không khít. Điều này sẽ khiến hơi mát của tủ lạnh bay ra ngoài mặc dù tủ vẫn đang chạy điện liên tục, khiến tiêu tốn điện năng một cách thừa thãi.

Ngoài ra, do sử dụng lâu năm hoặc đựng nhiều đồ nên một vài cánh tủ lạnh gặp tình trạng tự bung, dù đã đóng chặt. Nếu tủ nhà bạn gặp vấn đề tương tự thì nên cẩn thận trong quá trình đóng/mở, cần thiết thì hãy gọi thợ đến sửa.

- Để bảo quản thức ăn thừa một cách an toàn, gọn gàng và sạch sẽ, hãy sử dụng các hộp đựng thực phẩm chuyên dụng, có nắp đậy hay phụ kiện bọc kín. Điều này sẽ giúp thực phẩm được làm lạnh nhanh chóng, đảm bảo sức khoẻ và tránh việc tủ lạnh bị ám mùi.

Chú ý, người sử dụng cần tránh những loại hộp bằng kim loại, có thể ảnh hưởng đến hương vị của món ăn. Đặc biệt, những kim loại kém chất lượng sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ gia đình.

- Rau củ và hoa quả cần được bảo quản riêng trong các loại rút nhựa đục lỗ hoặc hút chân không. Điều này sẽ duy trì sự khô thoáng, tránh môi trường ẩm ướt, giúp không khí lưu thông tốt hơn.

- Lưu ý, không rửa rau củ trước khi bảo quản để hạn chế việc hư hỏng và vi khuẩn xâm nhập. Với rau củ đã được nấu chín, cần để nguội trước khi đóng kín và cho vào tủ lạnh, chỉ sử dụng tối đa trong 2 ngày.

 

Dấu hiệu nấm mốc, biến đổi màu sắc dễ dẫn đến ngộ độc thực phẩm: Đây là 5 mẹo để bạn phòng tránh nguy cơ

Một số loại nấm mốc như vi nấm Aflatoxin gây xơ gan và ung thư gan hoàn toàn không bị tiêu diệt bởi nhiệt độ, dù có nấu đến 100 độ C.

TIN MỚI NHẤT