Các cột mốc siêu âm thai trên rất quan trọng, giúp bác sĩ chuyên khoa theo dõi sát sao sức khỏe của thai nhi và của mẹ bầu. Mẹ đừng quên các mốc thời gian cần theo dõi này nhé!
- Mẹ sau sinh cứ ăn món này đảm bảo sữa mát, con tăng cân vù vù không sợ bệnh tiêu hóa
- Mang thai và sinh đến 5 đứa con, mẹ đau đớn bất lực khi chỉ còn duy nhất 1 bé sống sót
Siêu âm thai được thực hiện một cách định kỳ trong các giai đoạn khác nhau của thai kỳ nhằm mục đích:
- Kiểm tra vị trí và tốc độ phát triển của thai nhi.
- Kiểm tra các dị tật thai nhi
- Xem bé sắp sinh chưa nếu thai quá ngày dự sinh.
- Để kiểm tra các vấn đề trong bụng như thai ngoài tử cung, em bé nằm bình thường hay là ngược sau tuần 38.
- Để theo sõi thai nhi khi làm các xét nghiệm đặc biệt như chọc dò ối, nội soi thai, hoặc hỗ trợ kỹ thuật mổ lấy thai.
Thai nhi 12 tuần phát triển như thế nào?
Tuần thứ 10-12, thai nhi đã phát triển vượt bậc. Mặc dù kích thước của bé chỉ khoảng 3-5cm tức là bằng một nửa bàn tay mẹ, nặng khoảng hơn 10 gram nhưng những bộ phận quan trọng nhất của cơ thể đã hoàn thành như đầu, thận, tim, gan...
Xương sống hình thành rõ và các ống thần kinh cột sống hình thành từ những tuần đầu thai kỳ nay đã bắt đầu căng ra từ tủy. Những phản xạ đầu tiên của bé như nuốt, đá chân, co duỗi tay chân, nằm và buông bàn tay... đang được bé sử dụng triệt để nhằm làm phong phú cuộc sống buồn tẻ trong bụng mẹ.
Siêu âm thai nhi 12 tuần tiết lộ những điều gì?
Tuần 12 là tuần cuối cùng của giai đoạn đầu thai kỳ, bé đã sẵn sàng cho một cuộc kiểm tra quan trọng đầu tiên trong đời sau khi chính thức xuất hiện trong bụng mẹ. Kỹ thuật siêu âm 3D, 4D với hình ảnh sinh động, cho hình ảnh có chiều sâu và chi tiết… sẽ mang đến cho mẹ những thông số cực kỳ chính xác. Và dưới đây là những thông số mẹ quan tâm:
Độ mờ da gáy
Bằng cách siêu âm thai ở độ tuổi thai hợp lý, bác sĩ sẽ cho mẹ biết độ mờ da gáy của em bé là bao nhiêu. 12 tuần chính là “thời điểm vàng” để đo độ mờ sau gáy nhằm khảo sát những dấu hiệu bất thường của nhiễm sắc thể nguy hiểm dẫn đến các bệnh nghiêm trong như bệnh down, dị dạng tim, chi, thoát vị cơ hoành....
Con số được tính bằng milimet, và càng thấp càng tốt. Khoảng mờ dày hơn 3mm, khả năng bệnh lý của thai nhi sẽ lên đến 80% và mẹ cần phải được kiểm tra bằng các siêu âm/ xét nghiệm khác.
Xét nghiệm Triple test
Xét nghiệm sàng lọc nhằm dự đoán nguy cơ bị Dow và dị dạng nhiễm sắc thể. Triple test không có giá trị chẩn đoán chính xác mà chỉ dự đoán nguy cơ. Nếu chẳng may xét nghiệp có dấu hiệu thai nhi mắc down hoặc dị dạng, bác sĩ sẽ tư vấn dừng thai kỳ.
Xác suất lớn hơn 1/250 được đánh giá là nguy cơ cao. Bạn phải hiếu xét nghiệm Triple test ghi 1/300 nghĩa là bạn có 1/300 nguy cơ sinh con dị tật, và có đến 99,7% cơ hội sinh con bình thường. Trường hợp này, mẹ sẽ được chỉ định chọc ối để có kết luận cuối cùng.
Thăm khám Non-stress
Khoảng 35-36 tuần,bác sĩ tiến hành siêu âm màu Doppler, nhằm theo dõi động mạch rốn, động mạch não, động mạch tử cung, kiểm tra nước ối, dây rốn…
Lúc này bé sẽ ra đời bất kỳ lúc này. Mẹ sẽ kiểm tra sức khỏe mẹ và bé, tìm hiểu xem bé đủ oxy hay không. Dựa vào kết quả siêu âm, bác sĩ sẽ dự đoán cân nặng, chiều cao, số đo vòng đầu của bé.
Qua cột mốc 36, việc thăm khám càng thường hơn, để xác định xem cổ tử cung đã ở chưa, sẵn sàng cho cuộc vượt cạn nữa không. Bạn nên kiểm tra cổ tử cung đã mở hay chưa, sẵn sàng đón bé hay chưa.
Các cột mốc siêu âm thai trên rất quan trọng, giúp bác sĩ chuyên khoa theo dõi sát sao sức khỏe của thai nhi và của mẹ bầu. Mẹ đừng quên các mốc thời gian cần theo dõi này nhé!
Tuổi thai - ngày dự sinh
Siêu âm ở thời điểm 12 tuần, bác sĩ sẽ xác định độ tuổi của thai nhi thông qua việc đo kích thước của thai, với độ chính xác lên tới vài ngày.
Đã có rất nhiều mẹ khẳng định, tuổi thai dự tính và ngày dự sinh do máy siêu âm đưa ra chính là con số chính xác nhất, còn chính xác hơn cả ngày dự sinh tính theo chu kỳ kinh nguyệt của mẹ.