Trong thời kì mang thai, mẹ bầu tăng cân là điều hiển nhiên. Tuy nhiên, nếu tăng cân nhiều quá sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Do đó, để kiểm soát cân nặng hiệu quả, mẹ bầu cần tìm hiểu cụ thể nên ăn gì khi mang thai để tránh tăng cân là tốt nhất?
Mẹ bầu tăng cân quá nhiều trong thời gian thai kỳ sẽ dễ mắc bệnh tiểu đường và chứng tiền sản giật. Hơn nữa, khi mẹ tăng cân nhiều cũng sẽ dẫn đến việc em bé trong bụng có cân nặng vượt chuẩn, khó sinh thường mà còn phải đối mặt với những nguy cơ như lượng đường trong máu thấp, gia tăng các vấn đề trao đổi chất. Đồng thời khi trẻ sinh ra sẽ phải đối mặt với các vấn đề liên quan đến các bệnh như bệnh suyễn, dị ứng (atopy) và ung thư. Vì vậy, nên ăn gì khi mang thai tránh tăng cân là điều cần thiết mẹ bầu nên biết.
Mức tăng cân hợp lý trong từng giai đoạn mang thai
Cân nặng của mẹ bầu tăng là do em bé trong bụng bắt đầu lớn dần. Lúc này, sự tăng cân trong thai kỳ bao gồm các yếu tố sau:
- Thai nhi: 3.200g – 3.600g.
- Nhau thai: 500g – 900g.
- Dịch ối: 900g.
- Sự phì đại tuyến vú: 500g.
- Tử cung: 900g.
- Thể tích máu được gia tăng: 1.400g.
- Mỡ cơ thể: 2.300g.
- Mô và dịch cơ thể tăng: 1.800g.
Vì thế, trong ba tháng đầu của thai kỳ người mẹ sẽ tăng 1kg, ba tháng giữa tăng 5kg, ba tháng cuối tăng 6kg. Nếu mẹ bầu nào tăng cân nhanh và vượt các ngưỡng cho phép thì cần có biện pháp kiểm soát khoa học, để đảm bảo vừa tốt cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của em bé.
Mẹ bầu nên ăn gì khi mang thai tránh tăng cân
Theo các chuyên gia, khi mang thai, các mẹ bầu nên ăn đa dạng, phong phú và cân đối để có thể bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, giúp cơ thể luôn cảm thấy mái. Tuy nhiên, để tránh tăng cân quá nhiều thì mẹ bầu không nên ăn quá nhiều 1 loại thực phẩm, nhất là tinh bột. Đồng thời, cũng không nên kiêng khem quá mức khiến cho cơ thể thiếu chất, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Do đó, để vừa kiểm soát được cân nặng trong thời kỳ mang thai mà vẫn đảm bảo thai nhi có đủ chất dinh dưỡng để phát triển thì các mẹ bầu nên ăn các loại thực phẩm sau:
Rau, củ, quả, hạt: Đây là các loại thực phẩm tốt, cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết và nước cho cơ thể, chống táo bón. Nên ưu tiên ăn các loại rau họ cải giàu axit folic và rau củ quả có màu sắc sặc sỡ.
Đồ uống: Mỗi ngày cần uống 2-3 lít nước các loại, bao gồm nước lọc, nước canh, nước hoa quả. Cần uống nước thường xuyên, không nên để khát rồi mới uống. Không nên uống quá nhiều nước ngọt, hay sữa... vì sẽ làm cho cân nặng của mẹ tăng lên, dễ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.
Ăn các loại hải sản: Để bổ sung đạm, I ốt, Canxi lành mạnh cho thai phụ như cá cờ, cá kiếm, cá mập. Hạn chế ăn cá thu, cá ngừ vì chúng có hàm lượng thủy nhân cao có thể gây ngộc độc cơ thể. Bên cạnh đó, các mẹ hoàn toàn có thể ăn các loại thực phẩm như ngao, sò, ốc, hến, tôm, cua... Tuy nhiên, cần nấu chín kỹ để tránh vi khuẩn.
Bên cạnh việc ăn uống, các mẹ bầu cũng cần vận động thường xuyên, để giúp kiểm soát cân nặng hiệu quả, tránh tăng cân quá mức. Mẹ bầu có thể đi bộ, tập yoga, giúp cho việc di chuyển dễ dàng, giảm bị phù chân, đặc biệt giúp cho cơ thể thả lỏng, đầu óc thoải mái, thư giãn, giữ cân nặng ổn định.