Có rất nhiều mẹ mang thai lần đầu chưa có nhiều kiến thức nên luôn thắc mắc chuyện đau bụng lâm râm có phải sắp sinh không? Cùng tìm hiểu thông tin qua bài viết dưới đây.
- Cách massage đánh bay tắc sữa, mẹ cho con bú cần biết
- Vì sao bà bầu nên uống nước chanh trong thai kỳ?
Nội dung bài viết
Đau bụng sắp sinh như thế nào?
Phân biệt những cơn đau của mẹ bầu
Câu hỏi: Đau bụng chuyển dạ có giống đau bụng đi ngoài không?
Đau bụng lâm râm có phải sắp sinh không? Nhiều mẹ vẫn đang cảm thấy lo lắng vì không biết thai nhi “kêu cứu” hay sắp “vỡ chum”. Hãy cùng đi tìm câu trả lời cho vấn đề này.
Đau bụng sắp sinh biểu hiện như thế nào?
Có rất nhiều trường hợp mẹ bầu xuất hiện tình trạng đau bụng chuyển dạ giả thường ít đau và không nặng nề bằng chuyển dạ thật. Cách duy nhất để có thể nhận ra sự khác biệt chính là đi gặp bác sĩ để khám âm đạo, xác định được những thay đổi trong cổ tử cung.
Đau chuyển dạ là dấu hiệu đầu tiên báo cho mẹ biết thời khắc sinh nở đang cận kề. Trong suốt quá trình chuyển dạ, cơ của tử cung co giãn liên tục để được mở rộng ra, giúp bé có thể chui ra bên ngoài.
Người ta nói rằng mỗi lần “vượt cạn” là một lần vượt qua cửa tử quả không sai chút nào.
Phân biệt những cơn đau của mẹ bầu
Thai 37 tuần đau bụng lâm râm
Ở thời điểm này, việc đau bụng có thể do một số lí do sau:
Những tháng cuối mẹ bầu thường gặp những cơn gò Braxton Hicks thường chỉ diễn ra trong vòng 1 giờ. Đây có thể là những cơn co thắt hay những cơn đau đẻ giả, diễn ra không thường xuyên và không theo chu kỳ.
Nếu gặp phải những cơn đau này, mẹ nên đứng lên, ngồi xuống từ từ và đi lại nhẹ nhàng, không nên vận động mạnh.
Đau lâm râm có thể là dấu hiệu của sinh non, đau bụng thường xuyên kèm theo tình trạng rỉ nước ối, đau lưng hay bong nút nhầy. Mẹ cần đến bệnh viện ngay để kiểm tra và làm theo chỉ định của bác sĩ.
Bong nhau thai là khi thai tách ra khỏi tử cung trước khi em bé được sinh ra hoặc trước khi mẹ chuyển dạ. Thi thoảng, mẹ sẽ nhận thấy những triệu chứng đau bụng, chảy máu nặng, đau lưng, có thắt mạnh. Mẹ bầu cần đi cấp cứu kịp thời.
Đây cũng có thể là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu: Khi đi tiểu cảm thấy nóng rát, đi tiểu thường xuyên nhưng lượng nước tiểu ít, nước tiểu có mùi lạ.
Thai 39 tuần đau bụng dưới từng cơn
Những hiện tượng phổ biến khi bạn bị đau bụng dưới từng cơn ở tuần 39:
Có thể mẹ đã vỡ ối – một trong những dấu hiệu chuyển dạ dễ nhận biết nhất. Nước ối hay có màu trắng, hồng, nâu hoặc xanh. Mẹ cũng có thể cảm nhận rõ ràng khi túi ối bị vỡ (nước ối sẽ chảy ra từ vùng kín). Mẹ cần cẩn trọng trong việc phân biệt giữa nước ối và tiểu són.
Đây cũng có thể là dấu hiệu của việc thai nhi sa xuống thấp: Thông thường thai nhi sẽ sa xuống thấp trước khi chuyển dạ vài tuần, nhất là những mẹ lần đầu mang thai. Thai nhi sẽ tụt xuống thấp hơn vào vùng xương chậu của mẹ dẫn đến hiện tượng đau bụng dưới. Khi đó, mẹ sẽ cảm thấy lồng ngực nhẹ và dễ thở hơn. Nhưng mẹ sẽ gặp vấn đề khó khăn trong đi lại.
Bong nút nhầy cổ tử cung sẽ được thải ra theo mảng hoặc tiết ra dưới dạng dịch âm đạo lẫn một ít máu hồng hoặc đỏ.
Thai 40 tuần đau bụng từng cơn
Đây chắc chắn là dấu hiệu của việc sắp sinh. Mẹ sẽ thấy những biểu hiện rất rõ ràng:
Vùng xương chậu bị áp lực đè nặng và không thể ngồi được.
Thai nhi bỗng nhiên im lặng và mẹ nhận thấy những cử động rõ hơn trong tử cung của mình.
Mẹ đau bụng đến mức không thể ngồi hoặc đứng dậy, không thể nói chuyện.
Cơn đau từng cơn một, kéo dài hơn một phút và lặp đi lặp lại trong vòng 1 giờ.
Mẹ nên chuẩn bị đồ đạc và vào bệnh viện thăm khám và nhận chỉ định sinh từ bác sĩ.
Đau bụng chuyển dạ có giống đau bụng đi ngoài không?
Theo nhiều chuyên gia nhận định, đau bụng chuyển dạ gần giống với đau bụng đi ngoài, đau bụng kinh. Nhưng khi đau bụng chuyển dạ, cơn đau sẽ nhiều hơn và khó chịu hơn. Lí do là khi bé nằm ngửa theo hướng đường sinh và đè lên dây thần kinh làm cho mẹ gặp những cơn đau khủng khiếp.
Trên đây là những kiến thức chúng tôi tổng hợp cho chủ đề đau bụng lâm râm có phải sắp sinh không. Những thông tin dù chỉ mang tính chất tham khảo những mong rằng nó sẽ có ý nghĩa đối với những mẹ bầu. Để nhận biết chính xác tình trạng của mình, các mẹ nên đến thăm khám bác sĩ để nhận được sự tư vấn và chỉ định rõ ràng.