Các nhà khoa học đã chứng minh, nếu trong quá trình mang thai mẹ bầu thường xuyên cáu gắt căng thẳng về tinh thần thì sinh con sẽ ảnh hưởng về tính cách và ngoại hình.
- Mẹ bầu 3 tháng mất con chỉ vì hành động vô tình mà ai cũng dễ mắc phải
- Bí quyết lấy lại vóc dáng sau sinh của bà mẹ trẻ vạn người mê các bà mẹ bỉm sữa nắm lấy nhé
Nguy cơ bị dị tật tăng cao
Khoảng thời gian mang bầu là giai đoạn các mẹ thay đổi nhiều nhất cả về hình thể bên ngoài lẫn tâm sinh lý ở bên trong. Khi đó, bà bầu sẽ rất dễ nổi nóng, thường xuyên rơi vào trạng thái lo lắng, sợ sệt – đó là những biểu hiện sẽ xảy ra với một tần suất thời gian cực kì cao, nhất là khi các ông chồng vô tâm, không thường để ý đến cảm xúc của người mẹ.
Các nhà khoa học cho rằng khi mẹ căng thẳng, tâm lý lo âu, bồn chồn sẽ ảnh hưởng đến khả năng tập trung của đứa trẻ. Đồng thời, chính từ sự bất ổn về cảm xúc, mẹ mang thai bị stress dễ có tâm lý tức giận, ghét bỏ thai nhi khiến tình cảm của mẹ và bé có nhiều rạn nứt. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh được quan hệ tình cảm mẹ con trong thời kì đầu sẽ ảnh hưởng tới cá tính và hành vi cũng như sự hoàn chỉnh tâm lý của đứa trẻ.
Nguy cơ trẻ bị tăng động
Đánh giá hành vi của trẻ được sinh ra từ các mẹ có tần suất căng thẳng liên tục, người ta phát hiện thấy những đứa trẻ này thường có chiều hướng tăng động quá mức, gần giống với chứng tăng động giảm chú ý. Người ta cho rằng khi mẹ căng thẳng, lượng hormone cortisol và dolpamine trong máu sẽ gia tăng một cách đáng kể - các chất này đi qua nhau thai làm nồng độ cortisol và dopamine ở những trẻ này tăng cao hơn so với trẻ bình thường khác.
Nguy cơ trẻ dễ bị tự kỷ
Ở tuần thứ 32 của thai kì, nếu các mẹ thường xuyên rơi vào trạng thái rối loạn tâm lý thì trẻ sinh ra có nguy cơ bị rối loạn hành vi cao gấp hai lần, và biến chứng đó sẽ kéo dài cho đến khi trẻ được 4 – 5 tuổi. Nếu tình trạng đó xảy ra ở thai phụ ở những chu tuần 38 – 40, tỉ lệ nguy cơ rối loạn hành vi của đứa trẻ cũng sẽ cao gấp hai lần nhưng kéo dài đến tận khi trẻ 7-8 tuổi. Các hormone tâm lý của mẹ sẽ tác động vào hệ thống tuyến nội tiết của con. Khi mẹ bị trầm cảm thì sẽ dẫn đến việc hệ thống này bị suy giảm chức năng gây thiếu hụt một số hormone, khiến trẻ sinh ra có nguy cơ mắc bệnh tự kỷ.
Nguy cơ giảm trí thông minh
Nhiều kết quả nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, những bà mẹ mắc chứng rối loạn lo âu trong thời kì đầu của thai kì sẽ ảnh hưởng tới chỉ số tập trung, chú ý ở trẻ. Khi mẹ rơi vào trạng thái cảm xúc tiêu cực sẽ dễ sinh ra những suy nghĩ chán chường khiến mẹ ít vận động, tăng cân nhiều,... Điều này có ảnh hưởng vô cùng xấu đến sự phát triển toàn diện của trẻ, đặc biệt là phần não bộ.