Dứa là loại trái cây được các chuyên gia khuyến cáo phụ nữ mang thai 3 tháng đầu không nên ăn. Vậy trong 3 tháng cuối thai kỳ bà bầu có nên ăn dứa?
Giá trị dinh dưỡng của trái dứa
Trái dứa (miền Nam gọi là trái thơm hay khóm) là loại trái cây nhiệt đới có nguồn gốc từ các quốc gia Nam Mỹ như Brazil, Argentina, Paraguay… Dứa được trồng phổ biến ở nhiều nơi và được phân thành 3 nhóm: Nhóm dứa hoàng hậu, nhóm dứa Cayen và nhóm Tây Ban Nha.
Trong 100g trái dứa có chứa 91,5g nước; 6,5g glucid; 15mg muối khoáng canxi; 17mg photpho; 0,5mg sắt; 0,08mg vitamin B1; 40mg beta carotene… Ngoài ra, loại quả này rất giàu chất xơ hòa tan và không hòa tan như pectin. Đặc biệt, dứa còn chứa bromelain – dưỡng chất có tác dụng chống viêm, chống đông máu và ngăn ngừa nguy cơ ung thư.
Bà bầu có nên ăn dứa 3 tháng cuối?
Trong 3 tháng đầu mang thai, các bà bầu được khuyến cáo nên hạn chế ăn dứa. Nguyên nhân chính là do thành phần bromelain trong loại quả này có nguy cơ gây ra các cơn co thắt tử cung làm sảy thai, gây ra các chứng tiêu chảy, dị ứng ở bà bầu.
Trên thực tế, theo nhiều chuyên gia, lượng bromelain trong một quả dứa hoàn toàn không ảnh hưởng đến thai kỳ. Nếu ăn 7 – 10 trái dứa cùng một thời điểm mới dẫn đến nguy cơ co thắt tử cung.
Ngược lại, bà bầu ăn dứa khi mang thai 3 tháng cuối"}" data-sheets-userformat="{"2":33584065,"3":{"1":0},"9":0,"10":2,"11":3,"12":0,"15":"Arial","16":10,"17":1,"28":1}">ăn dứa khi mang thai 3 tháng cuốibà bầu ăn dứa 3 tháng cuối"}" data-sheets-userformat="{"2":33567681,"3":{"1":0},"9":0,"10":2,"11":0,"12":0,"15":"Times New Roman","16":11,"28":1}"> - dứa là một trong những loại trái cây nằm trong danh sách bà bầu nên ăn để nhanh chuyển dạ, vượt cạn thành công. Các vitamin và dưỡng chất trong trái dứa cung cấp cho mẹ bầu nhiều năng lượng, tăng sức đề kháng. Lúc này, bromelain sẽ giúp làm mềm khung xương chậu để ca sinh nở diễn ra thuận lợi hơn.
Do đó, từ tuần thai thứ 38 trở đi bà bầu nên ăn dứa để hỗ trợ quá trình sinh nở. Chị em có thể ăn dứa tươi, uống nước ép dứa hoặc ăn các món ăn chế biến từ dứa (sườn heo sốt dứa, canh dứa mực, vịt om dứa...) để thay đổi khẩu vị.
Lợi ích của dứa 3 tháng cuối
Hỗ trợ miễn dịch: Trong dứa có hàm lượng lớn vitamin C cùng các chất chống oxy hóa sẽ là một thành phần bổ dưỡng tăng cường hệ miễn dịch, sức đề kháng cho mẹ.
Cải thiện vẻ đẹp cho mẹ bầu: Một trái dứa có chứa đến 70mg vitamin sẽ thúc đẩy sản xuất collagen không chỉ giúp xương chắc khỏe mà còn giúp làn da đang ngày một trở nên xấu xí của mẹ bầu.
Ngăn ngừa táo bón: Đây là tình trạng mà hầu như mẹ bầu nào cũng đều có nguy cơ gặp phải. Bà bầu 3 tháng cuối ăn dứa để giải quyết vấn đề này.
Điều hòa huyết áp: Chất bromelain có trong dứa sẽ giúp lưu thông máu và ổn định huyết áp.
Giảm tình trạng sưng phù ở mẹ bầu: 3 tháng cuối là khoảng thời gian mẹ bầu phải đối mặt với hiện tượng sưng phù chân, tay. Theo các chuyên gia, chất bromelain trong mỗi quả dứa sẽ giúp mẹ giảm bớt khó chịu khi gặp phải vấn đề này.
Giúp quá trình chuyển dạ diễn ra nhanh chóng: Để chuyển dạ nhanh, theo lời truyền miệng của dân gian thì việc ăn dứa sẽ giúp mẹ chuyển dạ dễ dàng nhờ sự tác động của bromelain.
Cải thiện tâm trạng: Một miếng dứa thơm ngon chắc chắn sẽ giúp tinh thần mẹ bầu tốt hơn rất nhiều
>>> Xem thêm:
- Thắc mắc thai kỳ: Bà bầu có được ăn dứa không?
- Hé mở bà bầu ăn dứa có sao không và giải oan cho quả dứa
Lưu ý với bà bầu khi ăn dứa trong thai kỳ
Ăn dứa vào 3 tháng cuối thai kỳ sẽ giúp bà bầu nhanh chuyển dạ. Tuy nhiên, cần chú ý:
- Khi ăn dứa nên gọt bỏ hết mắt và lõi dứa để tránh nhiễm độc và hình thành những búi xơ trong thành ruột.
- Không nên ăn quá nhiều dứa. Cơ thể bà bầu hấp thụ quá nhiều vitamin C từ dứa có thể dẫn đến tiêu chảy, buồn nôn, ợ nóng. Bà bầu cũng không nên ăn hoặc uống nước ép dứa chưa chín vì có thể dẫn đến ngộ độc.
- Ăn quá nhiều dứa có thể gây rát lưỡi, nhiều trường hợp bị khó thở, dị ứng, phát ban. Để an toàn, chị em nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.