Bà bầu ăn canh cua được không, có ảnh hưởng tới thai nhi không?

Mẹ bầu 20/07/2020 05:00

Canh cua được xem là một món ăn giải nhiệt trong mùa hè được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, theo quan niệm dân gian, bà bầu ăn canh cua dễ bị sảy thai. Vậy, phụ nữ mang thai ăn canh cua được không, ăn thế nào mới tốt cho sức khỏe?

Dinh dưỡng của cua đồng

Cua đồng chứa nhiều thành phần dinh dưỡng. Trong 100g thịt cua đồng chứa 12,3% protit; 3,3% lipit; 5,040mg% canxi; 430mg% phốt pho; 4,7%mg% sắt; 0,01% vitamin B1; 0,51mg% vitamin B2; 2,1mg% vitamin PP; 0,12mg% vitamin B6; 125mg% cholesterol; 0,25mg% melatonin...

Theo Đông y, cua đồng được xem là một vị thuốc cổ, có tên gọi là điền giải. Đông y miêu tả, cua đồng có vị mặn, tính tanh nên có tác dụng tán huyết, tốt cho xương khớp, gân cốt. Những người bị ứ huyết (tụ máu do va đập, đánh nhau) có thể uống 1 bát nước cua sống để trị thương, giảm đau.

Bà bầu có được ăn canh cua không?

Thịt cua đồng chứa nhiều canxi tốt cho sức khỏe bà bầu. Lượng sắt có trong thịt cua cũng giúp bà bầu bổ sung lượng sắt trong cơ thể để thai nhi phát triển khỏe mạnh.

Trong cua còn chứa một hàm lượng lớn omega3, giúp cho phát triển não bộ của thai nhi, giúp bé thông minh hơn sau khi chào đời.

Bà bầu ăn canh cua được không, có ảnh hưởng tới thai nhi không? - Ảnh 1

Cua đồng có nhiều chất tốt cho sức khỏe tuy nhiên bà bầu không nên ăn nhiều cua đồng

Theo dân gian truyền miệng, bà bầu ăn canh cua dễ gây sảy thai, tuy nhiên hiện chưa có nghiên cứu nào nói về điều này.

Tuy nhiên, theo Đông y, cua đồng có vị mặn, tính hàn, hơi độc, hoạt huyết là thuốc để chữa chứng đâu ngã, sưng, làm tan máu kết cục... nên người có thai yếu, hay sảy thai không nên ăn canh cua để không dẫn đến sảy hoặc sinh non.

Những điều bà bầu cần lưu ý khi ăn cua

- Bà bầu có dấu hiệu bị huyết áp cao hoặc các biểu hiện về bệnh tim mạch thì nên hạn chế ăn gạch cua. Bởi trong gạch có chứa nhiều cholesterol không tốt cho 2 bệnh này. Những bà bầu có dấu hiệu bị bệnh gút cũng nên hạn chế ăn canh cua vì trong cua có chứa nhiều chất đạm.

- Không nấu canh từ cua đã chết: Chất đạm trong cua chết sinh ra độc tố histamin gây ngộ độc. Không được ăn cua chưa nấu chín dễ nhiễm ấu trùng giun sán, đặc biệt là sán lá phổi. Khi ăn cua cần lưu ý chọn những con cua sạch, chắc khỏe, có hai càng to và tám chân.

- Không được ăn cua sống: Trong cua sống có những thành phần khiến cơ thể dễ mắc phải chứng bệnh trùng phổi.

- Canh cua nấu trong ngày không nên ăn đi ăn lại: Bởi khi đó giá trị dinh dưỡng của cua đã hoàn toàn bị mất đi, ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe.

- Không được uống trà hay ăn quả hồng gần với thời điểm ăn canh cua bởi 2 món này kết hợp với nhau dễ dẫn đến triệu chứng như lợm giọng, đau bụng, nôn mửa

Cách kết hợp rau củ cho món canh cua của bà bầu

- Canh riêu cua giúp dễ ăn và ngon miệng.

- Canh cua nấu bí đao có tính thanh nhiệt cho cơ thể bà bầu.

- Canh cua nấu rau dút và khoai sọ làm cho tâm trạng bà bầu bớt bồn chồn, lo lắng.

- Canh cua rau đay giúp bà bầu lợi sữa, lợi tiểu.

Sau khi sinh phụ nữ nên ăn gì và không nên ăn gì?

Sau khi vượt cạn thành công, chúng ta nên chú ý đến dinh dưỡng để vừa có sữa cho con bú, vừa có thể giúp mẹ nhanh chóng phục hồi sức khỏe. Sau đây là 10 thực phẩm nên và không nên ăn sau khi sinh.

TIN MỚI NHẤT