Nếu bạn đang bị ho khi mang thai tháng thứ 6, 5 công thức trị ho dưới đây sẽ giúp bạn chấm dứt hiệu quả tình trạng này ngay. Nên đừng bỏ qua mà hãy cùng tìm hiểu với chúng tôi nhé!
- 2 cách chữa đau răng bằng lá lốt hiệu quả như dùng thuốc tây
- 4 bài thuốc chữa đau răng bằng lá ổi tạm biệt cơn đau hiệu quả
Bà bầu bị ho khi mang thai tháng thứ 6
Nguyên nhân
Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể khi gặp phải các vấn đề về đường hô hấp, bị ho khi mang thai tháng thứ 6 cũng không phải là hiện tượng hiếm hoi. Hầu như ai mang thai cũng sẽ gặp phải ít nhất vài cơn ho trong một năm. Tuy nhiên có nhiều nguyên nhân gây nên những cơn ho này, chúng xuất phát từ cả những nguyên nhân đơn giản như hít phải bụi bẩn, tới những bệnh lý nghiêm trọng cần được phát hiện để điều trị kịp thời.
Những nguyên nhân phổ biến nhất khiến mẹ bầu bị ho bao gồm:
Thay đổi trong quá trình mang thai
Trong quá trình mang thai, cơ địa của các mẹ thường sẽ trở nên yếu và nhạy cảm hơn, việc thay đổi điều tiết hormone cũng được coi là một nguyên nhân dẫn tới việc cơ thể các mẹ trở nên bất thường, dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tác động lên. Từ đó tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virut và bệnh vặt xuất hiện dễ dàng hơn. Vì sự nhạy cảm của cơ thể, kết hợp với thời tiết có sự biến động mùa khó chịu của nước ta, các bệnh lý đường hô hấp gây nên các cơn ho dễ hình thành hơn.
Để cải thiện vấn đề này các mẹ nên chủ động bảo vệ cơ thể, nhất là các thời kỳ giao mùa, thay đổi thời tiết. Nên chăm sóc cơ thể một cách cẩn thận để các loại vi khuẩn, virut khó có cơ hội xâm nhập gây nên những bệnh vặt phiền phức.
Chứng ho thai kỳ
Trong thai kỳ, việc mang thai tạo ra những áp lực nhỏ lên phần ổ bụng có thể khiến xuất hiện các tình trạng trào ngược dạ dày, các chứng ho thai kỳ và một vài triệu chứng khác tùy cơ địa như ù tai, đau nửa đầu,…
Bệnh lý đường hô hấp
Nguyên nhân này có điểm giống với ý đầu tiên, nhưng nó nên được tách riêng ra vì đây là một nguyên nhân khá nghiêm trọng cần được chú ý cẩn thận. Hầu hết các loại bệnh lý phát sinh trên đường hô hấp là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên chứng ho ở cả người bình thường lẫn các mẹ bầu đang mang thai. Tùy theo từng loại bệnh lý mà cơn ho thể hiện khác nhau, đó có thể là ho khan, ho có đờm, ho gà,…
Triệu chứng ban đầu của cơn ho có thể đơn giản khiến nhiều chị em coi thường và chủ quan, nhưng khi cơn ho kéo dài quá lâu hoặc diễn biến càng ngày càng tệ thì các bạn nên tới những trung tâm y tế uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời, phòng trừ những trường hợp xấu xảy ra với chính bạn và cả thai nhi.
Các chứng dị ứng
Nhiều mẹ bị mắc các chứng dị ứng khiến mẹ xuất hiện các cơn ho khi vô tình tiếp xúc với tác nhân gây nên cơn dị ứng. Ví dụ như nhiều mẹ bị dị ứng lông thú vật, dị ứng với hương hoa, hương nước xả vải, hoặc dị ứng với một vài loại đồ ăn nào đó,…Để chủ động phòng tránh nguyên nhân này các mẹ nên loại bỏ những tác nhân gây dị ứng khi có ý định mang thai và cẩn thận với sinh hoạt của chính bản thân mình. Vì một số mẹ tuy chỉ có cơn ho nhẹ nhàng tự hết được, nhưng một số mẹ sẽ buộc phải dùng đến thuốc để điều trị, việc này sẽ gây ra những tác động không tốt tới thai kỳ, nên các chị em nên chủ động phòng tránh cho mình và bé yêu.
Nhạy cảm đường hô hấp
Một vài chị em có cơ địa nhạy cảm bẩm sinh, chỉ cần tiếp xúc với nhiều khói bụi, ăn đồ cay nóng hay những mùi hương không thỏa mái là đã có thể ho không ngớt rồi. Nếu mẹ nào không may rơi vào trường hợp này thì chúng tôi cũng khuyên các mẹ tự bảo vệ và chú ý tới chế độ sinh hoạt của bản thân để bé yêu không bị ảnh hưởng nhé.
Ho ảnh hưởng đến thai kỳ ra sao?
Những cơn ho nghiêm trọng khi kéo dài sẽ dẫn tới các tình trạng đau tức ngực, mệt mỏi, kiệt sức,…Tệ hơn là những cơn ho tạo lực tác động gây kích thích co thắt tử cung có thể dẫn tới động thai, sinh non hoặc tác động tiêu cực tới sự phát triển của trẻ. Nếu cơn ho xuất phát từ những bệnh lý nghiêm trọng không được phát hiện kịp thời, sức khỏe của mẹ và sự an toàn của thai kỳ cũng sẽ bị đe dọa. Vì vậy đừng chủ quan với những cơn đau của mình mà cần có sự theo dõi quan tâm để có hướng khắc phục kịp thời.
5 cách trị ho cho bà bầu nhanh nhất
Ngậm quất ngâm mật ong
Theo các nghiên cứu khoa học, trong quất có chứa nhiều chất pectin và các vitamin giúp cải thiện cơn ho hiệu quả. Kết hợp với mật ong có tác dụng tiêu đờm, giảm ho, chống viêm, kháng khuẩn và tăng cường sức đề kháng sẽ tạo ra một công thức tạm biệt các cơn ho hiệu quả.
Nguyên liệu: Quất, mật ong nguyên chất không pha tạp
Cách thực hiện: Bạn rửa sạch quất, cắt thành lát mỏng khoảng 3mm một lát rồi cho vào một cái bát nhỏ, sau đó đổ vào đó khoảng 3 muỗng mật ong cho đủ ngập quất. Bạn có thể hấp cách thủy hoặc để ngâm một lúc rồi dùng trực tiếp. Mỗi ngày ngậm khoảng 2-3 lát chia đều các khoảng thời gian trong ngày. Kiên trì trong 3-4 ngày sẽ thấy cơn ho được thuyên giảm đáng kể.
Uống trà gừng, chanh, mật ong
Theo đông ý, gừng có tính ấm, khả năng long đờm giảm ho và cải thiện các triệu chứng cảm lạnh hiệu quả, kết hợp với khả năng chống viêm, kháng khuẩn và tăng cường sức đề kháng ở mật ong cũng sẽ giúp bạn sớm tạm biệt các cơn ho khó chịu.
Nguyên liệu: Gừng tươi, chanh, mật ong nguyên chất không pha tạp
Cách thực hiện: Gừng tươi cắt lại rồi giã dập, lấy khoảng 2-3 lát cho vào đun sôi cùng với 500ml nước, đun lăn tăn cho sôi dần dần, tới khi gừng đã thấm ra nước hoặc đã thấy nước cạn còn khoảng một nửa thì tắt bếp và rót ra cốc. Tới khi trà gừng chỉ còn hơi ấm thì cho khoảng 2 muỗng mật ong vào, chú ý không cho mật ong trực tiếp vào nước nóng. Thêm 1-2 lát chanh mỏng vào cốc trà, khuấy đều cho chúng quyện với nhau là đã có thể thưởng thức được rồi, mỗi ngày uống 1 cốc trà gừng, kiên trì trong khoảng 3-4 ngày chứng ho của bạn sẽ biến mất.
Dùng hành tây ngâm đường phèn
Nguyên liệu: Hành tây, đường phèn
Chống chỉ định: Các trường hợp dị ứng, tiểu đường, ốm nghén.
Cách thực hiện: Nấu chảy đường phèn, hoặc nếu bạn mua đường phèn nấu chảy sẵn thì không cần thực hiện bước này. Đem hành tây đi sơ chế, bóc vỏ, rửa sạch rồi băm thật nhuyễn. Để tiết kiệm thời gian bạn có thể cắt nhỏ rồi cho vào máy xay và xay thật mịn. Lúc này bạn đã có hỗn hợp hành tây xay, thêm khoảng 3 muỗng đường phèn vào trộn thật đều. Hỗn hợp sau đó sẽ có dạng hơi sệt như sốt. Tới đây bạn có thể thưởng thức được rồi, bạn nên chia nhỏ ra thành khoảng 3-4 lần ăn trong ngày, mỗi lần ăn 1-2 thìa. Kiên trì lặp lại như vậy khoảng vài này tình trạng ho của bạn sẽ được cải thiện.
Uống nước lá diếp cá và nước gạo
Lá diếp cá thường được dùng là một trong những nguyên liệu chống cảm sốt, kháng viêm và kháng khuẩn. Kết hợp với nước gạo cũng có chất kháng khuẩn rất tốt sẽ tạo nên bài thuốc trị ho khá hiệu quả.
Nguyên liệu: Lá diếp cá, nước gạo tự nấu
Cách thực hiện: Khi nấu cơm hãy gặn lấy một chút nước gạo, không nên dùng nước gạo đóng chai vì chưa rõ tỷ lệ thành phần cũng như công hiệu đem lại. Rửa sạch lá diếp cá, nên ngâm qua nước muối loãng trong 5-10 phút trước khi rửa lại bằng nước sạch. Đun phần lá này với nước gạo đã chắt lúc trước trong khoảng 15 phút để lấy nước. Mỗi ngày uống một cốc nước này, sau khoảng 3-5 ngày cơn ho sẽ chấm dứt.
Uống nước bột nghệ và muối
Muối có khả năng sát khuẩn rất tốt, kết hợp với các loại hợp chất chống viêm, kháng khuẩn hiệu quả từ bột nghệ sẽ giúp cải thiện cơn ho của bạn theo chiều hướng tích cực.
Nguyên liệu: Bột nghệ, muối biển tiệt trùng
Cách thực hiện: Cho 2 muỗng bột nghệ và 1 muỗng muối biển vào nước ấm khuấy đều, tới khi chúng hòa quyện vào với nhau rồi thì uống trực tiếp. Sau khoảng 3-4 ngày tình trạng ho của bạn sẽ chuyển biến rất đáng kể.
>>> Xem thêm:
- Bà bầu bị ho nên kiêng ăn gì và nên lưu ý những điều gì?
- Bị ho có nên ăn thịt gà? Một số thực phẩm nên tránh khi bị ho
Đây là những công thức sẽ rất có ích nếu các mẹ đang bị ho khi mang thai tháng thứ 6, hy vọng những thông tin này sẽ giúp các mẹ sớm chấm dứt được những cơn ho khó chịu. Tuy nhiên, những công thức này sẽ chỉ hữu hiệu nếu cơn ho xuất phát từ những nguyên nhân nhẹ, còn nếu chúng bắt nguồn từ bệnh lý nặng thì sẽ không thể đạt được kết quả như ý được.