Lý giải tại sao Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 lại ăn bánh ú, rượu nếp

Lễ tết 24/06/2020 16:33

Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 hàng năm, dân ta lại ăn các món bánh ú tro, rượu nếp, lý giải tại sao ngày này lại có tục lệ như vậy, chắc hẳn nhiều người sẽ rất bất ngờ.

Đối với nhiều người dân chưa nắm rõ nguồn gốc và ý nghĩa Tết Đoan Ngọ tại Việt Nam, sẽ rất khó để hiểu tại sao Tết Đoan Ngọ của dân ta lại thường ăn bánh ú tro, rượu nếp. Đây là món ăn quen thuộc, gần gũi với bất kỳ người dân Việt Nam nào từ thuở bé, khi ngủ dậy đã được ba mẹ cho ăn để “diệt sâu bọ”.

Vậy tại sao lại ăn bánh ú, rượu nếp trong ngày Tết Đoan Ngọ để “diệt sâu bọ”? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những khúc mắc đó nhé!

Lý giải tại sao Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 lại ăn bánh ú, rượu nếp - Ảnh 1

Tết Đoan Ngọ dân ta thường ăn bánh ú, rượu nếp - Ảnh: Internet

Tại sao Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 lại ăn cơm rượu nếp?

Cơm rượu nếp là một món ăn rất đỗi quen thuộc trên mâm cỗ dịp Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 âm lịch hàng năm.

Theo những quan niệm mà dân gian truyền lại, vào ngày mùng 5 tháng 5 là ngày hạ chí, đây là thời điểm mà mọi sinh vật hội tụ hỏa khí (thuộc dương) lên tới đỉnh điểm, do đó, các loài sinh vật, sâu bọ gây hại sẽ theo đó mà sinh sôi tàn phá mùa màng cũng như phá hoại sức khỏe con người. Chính bởi lẽ đó mà ăn cơm rượu nếp với vị chua, cay và men rượu say sẽ làm lũ sâu bọ lăn quay ra không thể nào phá phách trong ngày này được nữa.

Lý giải tại sao Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 lại ăn bánh ú, rượu nếp - Ảnh 2

Rượu nếp là món ăn không thể thiếu trên mâm cỗ ngày Tết Đoan Ngọ - Ảnh: Internet

Cơm rượu nếp được làm từ xôi, rắc men lên ủ khoảng 3 ngày, khi ăn có nước rượu vừa ngọt vừa cay hăng nhẹ rất dễ ăn. Tiêu chuẩn nấu cơm rượu ngon phụ thuộc vào việc chọn gạo mẩy, khi nấu nở đều để ăn không bị sượng, hạt cơm rượu ngấm đều ăn rất đậm đà và dễ gây “nghiện”.

Tại sao Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 lại ăn bánh ú tro?

Sở dĩ bánh ú tro cũng là món ăn phổ biến trong ngày Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 là bởi người xưa cho rằng ngày 5 tháng 5 là ngày “độc trời” nhất của 1 năm. Lại rơi đúng vào tiết hè nóng bức, là thời điểm dễ nảy sinh nhiều loại dịch bệnh.

Do đó, vào ngày này, cơ thể rất cần một loại đồ ăn có tính mát để giải nhiệt và thải độc. Bánh tro hội tụ đủ các đặc tính âm, giúp trung hòa độc tố trong cơ thể lại vừa là món ăn thanh nhiệt tốt, dễ tiêu.

Lý giải tại sao Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 lại ăn bánh ú, rượu nếp - Ảnh 3

Bánh ú tro là món ăn thanh nhiệt cơ thể, chữa khó tiêu do các món mang tính nóng như rượu nếp, xôi, quả chua - Ảnh: Internet

>>> Xem thêm:

- Học cách làm bánh ú lá tre cổ truyền đơn giản, hấp dẫn đón Tết Đoan Ngọ

- Hướng dẫn cách làm bánh ú nước tro tàu cực ngon cho ngày Tết Đoan Ngọ

Những món ăn không thể thiếu trên mâm cúng Tết Đoan Ngọ

Ngoài cơm rượu nếp, bánh ú tro thì trong ngày Tết Đoan Ngọ, dân gian cũng đã ưa chuộng các món quả đầu hè với vị chua, chát cũng với quan niệm các loại đồ ăn này sẽ giúp diệt trừ được sâu bọ, vi khuẩn rất tốt. Những loại quả đặc trưng trên mâm cỗ ngày Tết Đoan Ngọ không thể không kể đến mận, vải và các món quả khác như đào tơ, xoài, dứa,...

Bên cạnh những món quả hấp dẫn thì tại nhiều tỉnh miền Trung, trên mâm cỗ còn bày cả thịt vịt vì đã thành thông lệ, ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch còn là tết nhà ngoại, là dịp để con rể trả ơn bố mẹ vợ.

Cách làm rượu nếp cẩm thơm ngon cực đơn giản, không cần ủ lâu cho ngày Tết Đoan Ngọ 2018

Rượu nếp cẩm là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ. Thay vì mua ngoài hàng, chị em có thể tự chế biến tại nhà với cách làm cực đơn giản sau, không cần ủ lâu nhưng hương vị vẫn thơm ngon đúng điệu.

TIN MỚI NHẤT