Không những có tác dụng làm đẹp da, chăm sóc tóc và da đầu, loại lá này còn được sử dụng như thực phẩm, đem lại nhiều lợi ích sức khỏe.
- 4 cách chăm sóc da sau điều trị nám
- Mỹ nhân Việt thường phối sandal với 4 kiểu trang phục để càng thêm trẻ trung, tôn dáng
Nha đam hay lô hội là một loài thực vật mọng nước thuộc chi Aloe. Nó phát triển dồi dào ở vùng khí hậu nhiệt đới, trong đó có Việt nam và được sử dụng trong nhiều thế kỷ như một cây thuốc. Ngoài việc dùng bôi ngoài da để điều trị cháy nắng, ngày nay, nha đam cũng được sử dụng làm thực phẩm, chẳng hạn như làm gỏi nha đam, súp nha đam hải sản, thạch nha đam, sữa chua nha đam...
Các nghiên cứu cho thấy nó có thể giúp ích cho sức khỏe làn da, răng miệng và tiêu hóa của bạn cũng như cải thiện lượng đường trong máu.
Dưới đây là những lợi ích cụ thể mà loại mỹ phẩm thiên nhiên này mang lại cho bạn.
1. Giúp điều trị các tình trạng da và cải thiện vẻ ngoài của da
Nha đam được cho là có đặc tính chống viêm, khiến nó trở thành phương pháp điều trị tiềm năng cho vết bỏng và các rối loạn về da khác như viêm da dị ứng. Nhiều lợi ích của nha đam đối với sức khỏe làm da được thấy rõ khi nó được bôi tại chỗ, thay vì dùng dưới dạng đồ uống.
Nghiên cứu nghiên cho thấy dùng 40mcg nha đam mỗi ngyaf trong 12 tuần đã cải thiện độ đàn hồi của da ở một nhóm nam giới dưới 46 tuổi. Nghiên cứu khác cũng cho thấy việc tiêu thụ nha đam giúp cải thiện quá trình sản xuất collagen và giảm sự xuất hiện của nếp nhăn ở một nhóm phụ nữ trên 40 tuổi.
2. Hỗ trợ quản lý đường huyết
Nước ép nha đam đã được phát hiện là có tác động tích cực đến lượng đường trong máu, khiến nó trở thành một trợ giúp tiềm năng cho những người mắc bệnh tiểu đường.
Một số nghiên cứu cho thấy gel nha đam có thể tăng cường độ nhạy insulin và điều chỉnh lượng glucose. Một nghiên cứu khác quan sát thấy nước ép nha đam cải thiện cả lượng đường và lượng axit béo trong máu ở những người mắc bệnh tiền tiểu đường.
3. Giải quyết vấn đề về tiêu hóa
Nước ép nha đam có chứa glycosid anthraquinone - những hợp chất thực vật có tác dụng nhuận tràng có thể giúp giảm táo bón.
Một số nghiên cứu sơ bộ cho thấy siro nha đam có thể giúp điều trị và giảm các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Nghiên cứu ban đầu khác cho thấy kết quả đầy hứa hẹn khi sử dụng chiết xuất nha đam để điều trị hội chứng ruột kích thích.
4. Cải thiện sức khỏe răng miệng
Một số nghiên cứu trên động vật cho thấy nha đam có đặc tính kháng khuẩn và hỗ trợ điều trị một số bệnh về răng miệng. Ngoài ra, một nghiên cứu ở 74 người bị xơ hóa dưới niêm mạc miệng - tình trạng mãn tính gây đau và viêm trong miệng - cho thấy uống 30ml nước ép nha đam 2 lần mỗi ngày trong 3 tháng có hiệu quả tương đương với các phương pháp điều trị truyền thống như tiêm.
Người ta suy đoán rằng nước súc miệng nha đam có thể giúp giảm mảng bám răng và kiểm soát cơn đau, sưng tấy sau phẫu thuật răng miệng.
Lưu ý khi dùng nha đam
Nha đam có thể được tìm thấy dưới dạng nước ép hoặc gel. Nước ép có thể được coi là nhựa cây vì nó được lấy từ phần lá của nha đam. Trong khi gel là một chất dày đến từ các bộ phận bên trong cây. Nói chung, nước ép nha đam có thể được dùng dưới dạng đồ uống, trong khi gen thường được bôi tại chỗ.
Bạn nên nói chuyện với bác sĩ trước khi thử bất cứu điều gì mới liên quan đến chế độ ăn uống và sức khỏe của bạn - bao gồm cả việc thêm nước ép nha đam hoặc dùng gel nha đam vào thói quen hàng ngày của mình, đặc biệt là khi bạn đang mang thai, cho con bú.
Nguồn và ảnh: Healthline, The Hearty Soul