3 thói quen xấu rất quen với dân văn phòng, chứa đựng "ổ bệnh" tiềm ẩn: Bỏ ngay nếu không muốn rước thêm bệnh vào người!

Kiến thức hay 14/12/2021 12:30

Liều lượng nhỏ nhưng tiếp xúc lâu dài, thậm chí chất độc nhẹ cũng có thể trở thành chất độc cao và “nuốt chửng” sức khỏe của bạn. Kiểm tra ngay văn phòng và thay đổi mọi thói quen xấu trong cuộc sống của bạn!

(1) Uống nước bằng cốc nhựa, cốc giấy

Trường Y Harvard, Hoa Kỳ đã tiến hành một thí nghiệm. Một nhóm người đổ đầy nước lạnh vào một chai thép không gỉ, nhóm còn lại cho nước lạnh vào một thùng làm bằng nhựa PC. Họ uống hàng ngày. Một tuần sau, họ đã kiểm tra hàm lượng bisphenol A (BPA) (nguyên liệu ban đầu để tổng hợp chất dẻo) trong nước tiểu. Kết quả cho thấy, những người uống nước từ bình chứa PC có hàm lượng BPA cao hơn đáng kể.

Thí nghiệm này chỉ sử dụng nước lạnh nhưng nếu là nước nóng thì vấn đề có lẽ còn lớn hơn. Viện Y học Môi trường Đại học Quốc gia Thành Công, Giáo sư Lí Chương thừa nhận rằng ông không bao giờ cho trẻ em sử dụng bình chất liệu nhựa để uống, đặc biệt là chất liệu PC hoặc PVC vì nó sẽ giải phóng chất dẻo khi tiếp xúc với nhiệt.

Ông Lí Tuấn Chương nhắc nhở, bất kể con số ghi trên đáy hộp nhựa là gì, hãy nhớ rằng nhiệt độ chịu nhiệt được chỉ định "chỉ có nghĩa là nó sẽ không biến dạng ở nhiệt độ này, chứ không có nghĩa là không có hóa chất nào được tiết ra". Bình chân không nhựa hay hộp cơm cũng vậy, không đựng thức ăn nóng trong hộp nhựa, nếu phải đựng thì chỉ đựng nước lạnh hoặc trái cây.

Cốc giấy cũng được sử dụng phổ biến tại văn phòng vì trông khá hợp vệ sinh và tiện lợi. Tuy nhiên, trên thực tế, chúng ta hoàn toàn không thể đánh giá được mức độ đạt tiêu chuẩn của loại cốc này và càng không thể phân biệt được độ sạch hay vệ sinh của cốc chỉ bằng mắt thường.

Ngoài ra, một số nhà sản xuất cốc giấy còn thêm số lượng lớn chất làm trắng huỳnh quang để làm cho cốc trông trắng hơn. Và chính loại chất huỳnh quang này khi xâm nhập vào cơ thể có thể gây đột biến tế bào và là nhân tố tiềm ẩn gây ung thư.

Bên cạnh đó, những chiếc cốc giấy không đạt chất lượng thường mềm và dễ bị biến dạng sau khi đổ nước vào. Một số loại giấy cốc khác có mật độ kém, đáy cốc dễ thấm nước, dễ bị bỏng tay khi đổ nước nóng vào cốc. Đặc biệt, có những cốc giấy mà khi chạm tay vào mặt trong cốc, chúng ta dễ dàng cảm nhận được chất bột bám trong đó, có lúc chất bột màu trắng này còn dính lên các đầu ngón tay, đây chính là những chiếc cốc giấy có chất lượng thấp điển hình.

3 thói quen xấu rất quen với dân văn phòng, chứa đựng 'ổ bệnh' tiềm ẩn: Bỏ ngay nếu không muốn rước thêm bệnh vào người! - Ảnh 1
Vui lòng uống nước bằng cốc thủy tinh, sứ, cốc gốm hoặc cốc thép không gỉ . Ảnh: Aboluowang

(2) Sử dụng bát đũa dùng 1 lần, hâm nóng thực phẩm trong hộp nhựa, hộp giấy

Khi bạn muốn đi ăn bên ngoài, hãy nhớ mang theo bộ đồ ăn và đũa thân thiện với môi trường, tốt nhất là bằng thép không gỉ, vì "tất cả các sản phẩm bằng nhựa không nên đựng hoặc chạm vào dầu mỡ hoặc thức ăn nóng", ông Lí Tuấn Chương đặc biệt khuyến cáo.

Ngoài ra, không dùng đũa dùng một lần có chứa lưu huỳnh đioxit. Thực nghiệm cho thấy, dùng nước ngâm đũa dùng một lần để nuôi tôm sẽ dẫn đến co giật và chết trong vòng một ngày sau 2 giờ, tức là dùng nước nóng chần qua đũa dùng một lần rồi để nguội đem đi nuôi tôm thì 2 ngày sau tôm chết.

Thí nghiệm này cũng phát hiện ra rằng nếu bạn đựng súp nóng trong một túi nhựa trong mờ, chất bisphenol A hòa tan và chất làm dẻo có thể khiến tôm chết sau ba ngày.

Vì vậy, lần sau khi lấy đồ ăn ra, hãy nhớ đóng gói trong hộp cơm thép không gỉ, hoặc chỉ ăn trong cửa hàng.

Nếu bạn gói đồ ăn bằng hộp bento để mang trở lại văn phòng, không nên cho trực tiếp hộp bento giấy vào lò vi sóng hâm nóng, vì để giấy không thấm nước, bên trong sẽ có một lớp màng nhựa, khi đun nóng chất dẻo sẽ bị tan ra và hòa vào thức ăn. Tương tự, sữa trong hộp cũng vậy, bạn nên đổ sữa vào cốc trước khi hâm nóng.

(3) Để bụi tích tụ trên máy tính và máy in

Vỏ ngoài của dây điện bao bọc các thiết bị điện hầu hết là các sản phẩm bằng nhựa và cao su, sau một thời gian sử dụng nhiệt độ tăng cao dễ tiết ra chất hóa dẻo, nếu có bụi bám vào dây điện sẽ dễ dàng hút chất hóa dẻo và sau đó phát tán vào không khí. Chúng ta có thể dễ dàng hít hoặc chạm tay vào loại chất này. Nồng độ tiêu tán sẽ tăng lên khi nhiệt độ của cáp được sử dụng tăng lên.

Đặc biệt, khi máy tính bàn PC hoạt động, hệ thống quạt tản nhiệt sẽ hút không khí bên ngoài vào thông qua các khe thông gió phía trước và sau case CPU. Sau một thời gian, bụi bẩn trong không khí sẽ tích tụ, bám vào các linh kiện bên trong máy như bo mạch chủ, chipset làm cản trở quá trình tản nhiệt.

Nhất là bộ phận vi xử lý (CPU) và GPU làm thiết bị nóng lên rất nhanh. Khi đó, máy tính PC của bạn rất dễ bị treo máy, lag, thao tác xử lý chậm, tệ hơn nữa là bị reset liên tục do nhiệt độ tổng thể vượt quá mức cho phép.

Chính vì vậy, bạn cần phải vệ sinh dây dẫn của máy tính, máy in thường xuyên để tránh tăng nguy cơ phơi nhiễm và giúp máy hoạt động bền lâu.

3 thói quen xấu rất quen với dân văn phòng, chứa đựng 'ổ bệnh' tiềm ẩn: Bỏ ngay nếu không muốn rước thêm bệnh vào người! - Ảnh 2
Vệ sinh máy tính, máy in thường xuyên để tránh tăng nguy cơ phơi nhiễm và giúp máy hoạt động bền lâu. Ảnh: Internet

Đặc biệt, chú ý sau khi làm việc, vứt chai nước còn thừa trong xe!

Khi lái xe sau khi tan sở, nếu trong xe có một chai nước chưa uống hết thì không nên uống tiếp, vì chất dẻo trong chai nhựa đã bị hòa tan hết sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc nhiệt độ cao trong xe cho cả một ngày.

*Theo: Aboluowang

Các chuyên gia 'mách' những phương pháp tự nhiên để thông mũi khi bạn bị cảm

Các chuyên gia của Bright Side đưa ra những cách tự nhiên đã được khoa học chứng minh để làm thông đường thở nhanh hơn và hiệu quả cao.

TIN MỚI NHẤT