Rau cải bó xôi hay còn gọi là rau chân vịt (bina) được mệnh danh là một loại rau dành cho sức khỏe bởi giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên không thể vì thế mà lạm dụng loại rau này, hãy xem bài viết dưới đây để biết cải bó xôi không nên nấu với gì.
- Nguyên liệu này người Việt nào cũng biết nhưng chưa từng dùng trong món cơm chiên, vị ngon mang lại thực sự bất ngờ!
- "Cầm tay chỉ việc" cách ăn sữa chua vào bữa sáng để vừa giảm cân đẹp da lại không đói lả người!
Cải bó xôi là gì?
Trước khi tìm hiểu cải bó xôi không nên nấu với gì, chúng tôi xin đưa ra những thông tin chính về loại rau này, do đâu mà lại bổ như thế. Rau chân vịt (tên gọi khác là cải bó xôi hay rau bina) là loại rau tốt cho sức khỏe. Vì trong loại rau này có đầy đủ các thành phần dinh dưỡng như vitamin A, C, D, E, K, và các khoáng chất rất có lợi cho sức khỏe như folate, magie, axit béo thực vật và omega 3. Đây là những chất dinh dưỡng có lợi cho tim mạch.
Ngoài ra nghiên cứu còn cho thấy cải bó xôi sở hữu 10 hợp chất flavonoid khác nhau, những chất này cho khả năng phòng chống ung thư tuyến tiền liệt cực tốt.
Các nhà nghiên cứu từ trường Đại học Linköping, Thụy Điển đã chế biến loại rau này thành nhiều cách khác nhau và chứng minh rằng nếu nấu và ăn cải bó xôi đúng cách thì sẽ có lợi cho sức khỏe. Nghiên cứu cho biết: "Tốt nhất chúng ta không nên luộc, nấu cải bó xôi. Chúng tôi khuyến khích việc làm một ly sinh tố cải bó xôi, và xay kèm với các sản phẩm có chứa chất béo như sữa, kem, hay sữa chua. Khi cải bó xôi, được thái nhỏ, lutein được giải phóng, và chất béo làm tăng khả năng hòa tan của lutein trong hỗn hợp lỏng như sinh tố". Các lutein hòa tan trong một ly sinh tố sẽ được cơ thể hấp thụ tốt hơn. Các nhà khoa học cũng khuyên không nên nấu loại rau này trong một thời gian dài ở nhiệt độ cao.
Tác dụng chính của cải bó xôi
Trước khi tìm hiểu cải bó xôi không nên nấu với gì, chúng ta sẽ tìm hiểu sơ qua về những tác dụng chính của cải bó xôi nhé!
- Kiểm soát tình trạng bệnh tiểu đường. Cải bó xôi có chứa các chất chống oxy hóa như axit alpha-lipoic có thể giúp làm giảm lượng đường trong máu, tăng tính năng nhận biết của cơ thể đối với hormone insulin và ngăn ngừa khả năng oxy hóa gây căng thẳng ở những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường;
- Ngăn ngừa ung thư. Cải bó xôi và các loại rau xanh khác được chứng minh là chứa nhiều chất diệp lục có tác dụng ngăn chặn các amin dị vòng được tạo ra khi nướng thực phẩm ở nhiệt độ cao. Do đó, loại thực phẩm này còn hỗ trợ trong việc ngừa ung thư;
- Phòng ngừa bệnh hen suyễn. Một số nghiên cứu cho thấy những người ăn nhiều thực phẩm có chứa nhiều beta-carotene như quả đào, bông cải xanh, dưa đỏ, bí đỏ, cà rốt và đặc biệt là cải bó xôi thường có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn thấp hơn so với những người hiếm khi ăn những loại thực phẩm này;
- Giúp điều hòa huyết áp. Những người có huyết áp cao nên thường xuyên dùng cải bó xôi vì hàm lượng kali cao trong loại thực phẩm này sẽ giúp khống chế hàm lượng natri trong máu. Cơ thể chứa quá nhiều natri sẽ có nguy cơ bị huyết áp cao tương tự như khi cơ thể bạn thiếu kali;
- Tốt cho sức khỏe xương khớp. Vitamin K trong loại rau này còn có thể giúp xương bạn trở nên chắc khỏe. Ngoài ra, chúng còn giúp hỗ trợ quá trình hình thành xương, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hấp thụ canxi của xương và giảm lượng canxi trong nước tiểu;
- Có lợi cho hệ bài tiết. Cải bó xôi chứa hàm lượng chất xơ và nước cao giúp ngăn ngừa táo bón và cải thiện hệ tiêu hóa;
- Tốt cho da và tóc. Cải bó xôi có nhiều vitamin A cần thiết cho quá trình tiết chất nhờn dưỡng ẩm cho tóc và quá trình phát triển của các mô cơ, kể cả da và tóc. Các loại rau có lá màu sẫm như cải bó xôi thường có chứa nhiều vitamin C – dưỡng chất thiết yếu giúp hình thành và duy trì collagen, quy định cấu trúc của da và tóc. Thiếu sắt cũng là nguyên nhân gây rụng tóc, nhưng bạn đừng lo vì cải bó xôi cũng là nguồn cung cấp lượng sắt rất lớn đấy!
Rau cải bó xôi không nên nấu với gì
Không phải thực phẩm nào cũng có thể nấu chung với nhau. Những loại thực phẩm có thành phần vitamin và khoáng chất không tương đồng khi nấu có thể làm hòa tan các chất dinh dưỡng có trong bát cháo của con khiến bé ăn hoài không lớn. Cũng có những loại thực phẩm có thời gian tiêu hóa khác nhau, độ nhai khác nhau nếu nấu chung có thể khiến bé đầy bụng, khó tiêu.
Cải bó xôi và tôm
Cải bó xôi là một trong những loại rau xanh có nhiều giá trị dinh dưỡng nhưng chứa rất nhiều axit Phytic. Nếu như chất này kết hợp với canxi trong cơ thể sẽ tạo thành muối biển. Vậy nên khiến cho trẻ không thể hấp thụ canxi mà còn đào thải tất cả các chất đó ra khỏi cơ thể.
Đậu, khoai lang và cải bó xôi
Đậu, khoai lang và cải bó xôi đều là những thực phẩm có chứa rất nhiều axit phytic. Axit này sẽ liên kết với canxi trong cơ thể tạo thành muối. Kết quả là canxi không được hấp thụ vào cơ thể mà thậm chí còn bị đào thải các hợp chất muối mới này dưới hình thức chất thải. Do vậy, nếu đã có tôm, cua hay các loại hải sản thì nên tránh có đậu, đậu phụ, khoai lang và rau cải bó xôi, bí đỏ.
*Lưu ý khi dùng cải bó xôi
- Do cải bó xôi chứa nhiều canxi nên người bị sỏi thận, sỏi mật cần tránh ăn hoặc hạn chế.
- Khi chế biến rau, nên nấu ở nhiệt độ vừa đủ nhằm bảo toàn nguồn dinh dưỡng.
- Trong bó xôi có chứa axit oxalic ngăn cản sự hấp thu canxi. Vì vậy, cha mẹ không nên kết hợp nấu cải bó xôi chung với hải sản hay tôm cá để trẻ nhỏ có thể hấp thu canxi một cách trọn vẹn, hỗ trợ phát triển chiều cao tối đa.
- Nên phối hợp cải bó xôi với một vài thực phẩm khác, không dùng đơn độc. Trước khi chế biến nên rửa sạch, nhúng qua nước sôi. Không nên ăn, uống kéo dài.
Những nhóm người tuyệt đối không nên ăn cải bó xôi
Người mắc bệnh đái tháo đường
Cải bó xôi có thể làm giảm lượng đường trong máu. Một số bác sĩ lo lắng rằng cải bó xôi có thể khiến lượng đường trong máu giảm xuống quá thấp nếu người sử dụng có bệnh đái tháo đường. Nếu bạn sử dụng cải bó xôi với liều lượng có trong thuốc và dùng thuốc điều trị bệnh đái tháo đường, hãy theo dõi chặt chẽ lượng đường trong máu. Liều thuốc đái tháo đường của bạn có thể cần phải thay đổi. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Người mắc bệnh thận
Cải bó xôi giàu kali nên việc dùng loại rau này quá nhiều có thể gây hại cho những người có vấn đề về thận. Nguyên nhân là những tinh thể kali có thể hình thành trong thận, không tan và khiến bệnh thận trở nên trầm trọng hơn.
Người sau phẫu thuật
Cải bó xôi có thể làm giảm lượng đường trong máu. Một số bác sĩ lo lắng rằng nó có thể can thiệp vào kiểm soát lượng đường huyết trong và sau khi phẫu thuật. Ngừng sử dụng cải bó xôi với liều lượng có trong thuốc ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật theo lịch trình.
Trên đây là những điều cần biết về cải bó xôi nói chung và cải bó xôi không nên nấu với gì. Tuy là một loại rau bổ dưỡng nhưng chúng ta cũng cần chú ý tới để ăn cải bó xôi đúng cách để tránh những điều không mong muốn tới sức khỏe.