Được bán rẻ ở các chợ Việt song loại rau này lại được xem là bài thuốc quý ở một số quốc gia. Người Nhật coi đây là “thuốc trường thọ” sử dụng hàng ngày.
- Loại cá là nguyên liệu tạo nên thứ gia vị trứ danh của người Việt hóa ra còn là ‘kho thuốc’ quý bổ não và tim
- Bữa tối có cá nướng BBQ nóng hổi thơm nức thì còn gì bằng!
Năm 2022, Nhật Bản là quốc gia có tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới. Cứ mỗi 25 năm, tuổi thọ của người Nhật lại tăng ít nhất 4 tuổi với tỷ lệ bệnh tật rất thấp. Ở thời điểm 2020, tuổi thọ trung bình của người dân Nhật Bản đã tăng lên mức kỷ lục ở cả 2 giới (87,74 tuổi với nữ giới và 81,64 tuổi với nam giới).
Số liệu của World Health Ranking cho thấy, tỷ lệ tử vong do đột quỵ của người Nhật chỉ đứng thứ 152 trên thế giới, tỷ lệ tử vong do ung thư vú đứng thứ 134, do bệnh gan đứng thứ 153, do bệnh phổi đứng thứ 166...
Con số này là xếp hạng trên tổng số 172 quốc gia. Như vậy có thể thấy tỷ lệ tử vong do các bệnh trên ở Nhật đứng gần chót. Vì thế, người Nhật được coi là biểu tượng của việc sống khoẻ, sống thọ, được các nước trên thế giới học hỏi.
Thực tế bí mật tuổi thọ của người Nhật không phải đến từ những điều xa xỉ mà có liên quan trực tiếp đến chế độ ăn hàng ngày. Người dân quốc gia này đặc biệt ưa thích một loại rau và coi chúng là "món ăn trường thọ", rau khoai lang.
May mắn đây lại là loại rau có nhiều ở vùng quê Việt và được bán với giá rất rẻ. Thậm chí nhiều nơi người dân không dùng đến nên được sử dụng cho heo ăn. Song thực tế, đây lại là loại rau có hàm lượng dinh dưỡng cao và có thể phòng một số loại bệnh.
1. Phòng chống bệnh tim mạch, đột quỵ
Các nhà khoa học đã phát hiện chất lutein và zeaxanthin có trong rau lang rất có ích. Chúng đóng vai trò quan trọng trong việc phòng chống bệnh tim mạch vành và đột quỵ. Bằng chứng từ thực nghiệm cho thấy, lutein từ dinh dưỡng rau lang đã làm giảm lượng cholesterol xấu trong thành động mạch một cách rõ rệt.
Tại châu Phi và Indonesia, rau khoai lang được sử dụng làm bài thuốc truyền thống để điều trị các bệnh lý liên quan đến tim mạch.
2. Phòng ngừa bệnh tiểu đường
Lá rau khoai lang có đặc tính giảm đường huyết, vì ở phần đọt rau có chứa một chất gần giống insulin (ở lá già không có chất này). Do đó, những người bệnh tiểu đường có thể dùng đọt rau khoai lang non để ăn.
3. Giảm táo bón
Táo bón là vấn đề thường gặp khi cơ thể mất đi sự cân bằng các chất dinh dưỡng. Một số khác là do di truyền từ cha mẹ sang con cái nên cần được xử lý sớm để tránh nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm như sa búi trĩ, viêm nhiễm trực tràng. Chất xơ dồi dào trong lá khoai lang có thể thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa, giúp đại tiện, cải thiện chứng táo bón và bệnh trĩ.
4. Chống oxy hoá, tăng cường khả năng miễn dịch
Hàm lượng vitamin A trong lá khoai lang đứng hàng thứ 7 trong số các nguyên liệu chúng ta thường ăn, và nó là một loại rau chống oxy hóa rất tốt. Vitamin A có thể duy trì sức khỏe của da và biểu mô bề mặt của đường hô hấp trên, hình thành tuyến bảo vệ đầu tiên của cơ chế, và giúp cải thiện chức năng miễn dịch. Ngoài ra, chất chống oxy hóa có trong lá khoai lang cao gấp 5 đến 10 lần so với các loại rau thông thường cũng giúp ích rất nhiều trong việc nâng cao khả năng miễn dịch. Ngoài ra, chất polyphenol dồi dào chứa trong lá khoai lang còn có thể ngăn ngừa tế bào ung thư.
5. Cải thiện các triệu chứng mãn kinh ở phụ nữ
Các phytosterol phong phú trong lá khoai lang có thể đạt được hiệu quả điều chỉnh các chức năng cơ thể tương tự như nội tiết tố nữ, và cải thiện hiệu quả tất cả những khó chịu của thời kỳ mãn kinh nữ. Vitamin K trong rau còn có khả năng hỗ trợ đông máu, từ đó giúp cơ thể hồi phục vết thương nhanh cũng như là giảm đau bụng kinh và hội chứng tiền kinh nguyệt. Ngoài ra, trẻ sơ sinh cũng có thể bị xuất huyết nếu như cơ thể thiếu vitamin K. Bạn hoàn toàn có thể bổ sung vitamin K thông qua việc ăn rau khoai lang thường xuyên.
Tuy nhiên khi sử dụng loại rau này, bạn cần lưu ý một số điều:
1. Không ăn quá nhiều rau lang: Trong rau lang chứa lượng canxi khá lớn, nếu ăn thường xuyên sẽ gây ra tình trạng thừa canxi, dễ dẫn đến sỏi thận.
2. Tuyệt đối không được ăn rau lang khi đói: Trong rau lang có chứa các thành phần nếu ăn vào khi đói có thể gây giảm đường huyết, gây nguy hiểm cho sức khỏe.
3. Nên ăn rau lang chín: Rau lang chứa nhiều chất xơ có lợi cho hệ tiêu hóa, nhưng không nên ăn rau lang sống dễ gây ra táo bón, nên luộc hoặc xào chín trước khi ăn.
4. Nên kết hợp với thực phẩm khác: Kết hợp với các loại thực phẩm khác như thịt heo, tỏi... để cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng nhiều hơn. Khi ăn rau khoai lang nên ăn kèm với thịt động vật để cân bằng dinh dưỡng.
Khi luộc rau khoai lang để ăn và chữa bệnh, nếu muốn dùng nước thì nên lấy nước thứ 2 vì nước thứ nhất thường có vị chát và hăng.